Nói về thể diện, tỷ phú của các tỷ phú ở Hồng Kông Lý Gia Thành đã có những quan điểm giàu tính triết lý như sau: Khi bạn còn ở đó uống rượu, bốc phét, chẳng hiểu biết gì nhưng cố tỏ ra vẻ hiểu biết, chỉ yêu cái gọi là thể diện, điều đó cho thấy kiếp này của bạn chỉ có vậy.
Tỷ phú Lý Gia Thành khi nói về thể diện: “Khi bạn bỏ qua thể diện để kiểm tiền, điều đó cho thấy bạn đã hiểu biết. Khi bạn dùng tiền để lấy lại thể diện, điều đó cho thấy bạn đã thành công. Khi bạn có thể dùng thể diện của mình để kiếm tiền, điều đó cho thấy bạn đã là một nhân vật tầm cỡ”.
Nói về thể diện, tỷ phú của các tỷ phú ở Hong Kong – Lý Gia Thành đã có những quan điểm giàu tính triết lý như sau:
Khi bạn bỏ qua thể diện để kiểm tiền, điều đó cho thấy bạn đã hiểu biết.
Khi bạn dùng tiền để lấy lại thể diện, điều đó cho thấy bạn đã thành công.
Khi bạn có thể dùng thể diện của mình để kiếm tiền, điều đó cho thấy bạn đã là một nhân vật tầm cỡ.
Khi bạn còn ở đó uống rượu, bốc phét, chẳng hiểu biết gì nhưng cố tỏ ra vẻ hiểu biết, chỉ yêu cái gọi là thể diện, điều đó cho thấy kiếp này của bạn chỉ có vậy.
Nếu bạn quan sát 1 lượt, 2 lượt rồi 3 lượt nhưng vẫn chưa hiểu, vậy hãy quan sát thêm vài lượt nữa, tôi tin rằng bạn nhất định sẽ có thu hoạch về cho bản thân!
Dành tặng tất cả những người có lý tưởng phấn đấu:
Có 2 mẩu chuyện ngắn mang tiêu đề lần lượt là “Thay đổi” và “Lên đường”, có thể xem là những món quà giản dị mà quý giá cho những người muốn “cựa quậy” để thay đổi cuộc đời và vận mệnh của bản thân.
Câu chuyện thứ nhất: Thay đổi
Một con khỉ rất muốn trở thành người. Nó cũng biết rằng muốn trở thành người, nó phải chặt đứt hoàn toàn cái đuôi của mình. Con khỉ chấp nhận điều đó, quyết tâm chặt đứt một bộ phận trên cơ thể. Thế nhưng trước khi hành động, nó bị 3 việc dưới đây cản trở:
1. Khi chặt đứt đuôi liệu mình có bị đau không? (Thay đổi nhất định sẽ phải trải qua đau đớn).
2. Sau khi chặt đứt đuôi, liệu có thể vẫn duy trì được tính linh hoạt? (Thay đổi nhất định sẽ phải đối mặt với mạo hiểm).
3. Sống lâu như vậy, từ trước đến giờ luôn có chiếc đuôi trên cơ thể, chiếc đuôi đã tồn tại song song với cuộc đời mình, thật không nỡ vứt bỏ. (Thay đổi về mặt tình cảm sẽ có cảm giác buồn đau).
Thế nên, cho đến tận hôm nay, khỉ vẫn chưa thể hóa kiếp thành người!
Muốn đạt được thành tựu gì đó, phải dám nỡ vứt bỏ, hy sinh một vài thứ khác. Nếu không nỡ, không dám vứt đi những thứ đã có sẵn, chúng ta khó có thể có được thứ tốt hơn!

Câu chuyện thứ 2: Lên đường
Có một hòa thượng muốn đi du học. Sư thầy hỏi: “Khi nào con đi?”
“Tuần sau con sẽ đi. Đường xa, con đã nhờ người đan vài đôi giày cỏ, sau khi lấy giày con sẽ lên đường.”
Sự thầy trầm ngâm một lát rồi nói: “Nếu không thì thế này, ta sẽ nhờ các tín chúng quyên tặng giày cho con.”
Không biết sư thầy đã nói với biết bao nhiêu người nhưng ngày hôm đó, có đến vài chục người đem giày đến tặng, chất đầy cả một góc căn phòng thiền.
Sáng hôm sau, lại có người mang một chiếc ô đến tặng cho hòa thượng.
Hòa thượng hỏi: “Tại sao tín chủ lại tặng ô?”
“Sư thầy nói rằng hòa thượng chuẩn bị đi xa, trên đường có thể sẽ gặp mưa lớn, sư thầy nói với tôi liệu tôi có thể tặng hòa thượng một chiếc ô?”
Thế nhưng hôm đó, không chỉ có người đó mang ô đến tặng. Đến buổi tối, trong phòng thiền đã chất khoảng 50 chiếc ô các loại.
Giờ học buổi tối kết thúc, sư thầy bước vào phòng thiền của hòa thượng: “Giày cỏ và ô đã đủ chưa?”
“Đủ rồi ạ!” – hòa thượng chỉ vào đống ô và giày cỏ chất cao như ngọn núi nhỏ trong góc phòng. “Nhiều quá rồi thầy ạ, con không thể mang tất cả đi được.”
“Vậy sao được”, sư phụ nói. “Trời có lúc mưa lúc nắng, có ai tiên liệu được con sẽ phải đi bao xa, phải dầm bao nhiêu lần mưa gió. Nhỡ đâu giày cỏ đi rách hết cả, ô cũng mất, lúc đó con phải làm sao?”
Ngừng một lát, ông lại tiếp tục: “Trên đường đi, chắc chắn con sẽ gặp không ít sông suối, mai ta sẽ có lời nhờ tín chúng quyên thuyền, con hãy mang theo…”
Đến lúc này, vị hòa thượng mới hiểu ra ý đồ của sư phụ. Hòa thượng quỳ rạp xuống đất, nói: “Đệ tử sẽ xuất phát ngay bây giờ và sẽ không mang theo bất cứ thứ gì ạ.”

Từ câu chuyện này, chúng ta có thể dễ dàng nhìn ra rằng: Khi làm bất cứ việc gì, điều quan trọng không phải là những vật ngoài thân đã được chuẩn bị kỹ lưỡng hay chưa mà là ta đã đủ quyết tâm hay chưa?
Có quyết tâm, vạch rõ mục tiêu, tất cả đều không còn là vấn đề, không còn là trở ngại.
Hãy mang trái tim của mình lên đường, mục tiêu dù ở xa bao nhiêu đi chăng nữa nhưng đường ở ngay dưới chân mình, hãy cứ đi rồi sẽ đến. Bạn bước đi dù chỉ một bước, điều đó cũng có nghĩa rằng bạn đã có thu hoạch. Chỉ cần đem theo trái tim lên đường, tất cả những vật ngoài thân khác tự sẽ đủ!
Câu chuyện 3 về thể diện
Bộ phận tôi trước đó có một nhân viên từ bộ phận khác chuyển xuống, nhưng vì không quen nghiệp vụ nên kinh nghiệm cũng chỉ bằng một nhân viên mới.
Khó xử ở chỗ, mức lương và số năm làm việc của cô ấy lại bằng với quản lý của bộ phận tôi, vì vậy không ai dám xem cô ấy như một người mới để dạy bảo cả.
Tuy nhiên, chính cô ấy lại là người chủ động xin ngồi cạnh một nhân viên cốt cán, gặp phải vấn đề gì ngay lập tức hỏi, thái độ rất khiêm tốn, còn gửi quà để bày tỏ sự biết ơn.
Thực ra với cấp bậc của cô ấy, hoàn toàn có thể này nọ với chúng tôi, nhưng cô ấy lại không làm vậy.

Vị đồng nghiệp kia cũng khá bối rối, từ chối: “Chị là tiền bối, giúp chị là việc em nên làm, em làm sao có thể nhận quà của chị!”
Cô ấy lắc lắc đầu, nhẹ nhàng nói: “Ở văn phòng này, em mới là tiền bối của chị, sau này chị còn phải nhờ em giúp đỡ nhiều”.
Không lên mặt, không tỏ ra kiêu căng cũng không sĩ diện, cô ấy chỉ âm thầm nỗ lực tích lũy kinh nghiệm, chính nhờ vậy, mà cô ấy rất nhanh chóng thạo việc và còn được mọi người yêu quý.
Quả nhiên, không lâu sau quản lý bộ phận xin từ chức, người được cân nhắc đầu tiên chính là cô ấy.
Trong tác phẩm “Nửa đời trước của tôi”, tác giả có viết: “Sĩ diện là thứ mà con người ta khó từ bỏ nhất, đồng thời cũng là thứ vô dụng nhất”.
Khi “thể diện = tự trọng” thì thể diện chính là thứ nâng tầm giá trị con người chúng ta, còn khi “thể diện = sĩ diện” nó lại là thứ vô dụng nhất.
Những người suốt ngày chỉ để ý tới sĩ diện, đến cuối cùng đều mất hết thể diện.
Không ai là không muốn được tôn trọng, nhưng chúng ta cũng nên biết một điều rằng mọi người sẽ chỉ tôn trọng những người nói được làm được, những người có thực lực thực sự.
Câu chuyện 4 về thể diện
Tôi có một người bạn, gia cảnh nhà cô ấy cũng bình thường nhưng lại suốt ngày thích dùng đồ hiệu, ăn cơm cũng phải gọi món đắt tiền, nghỉ phép thì đi nước ngoài du lịch.
Đáng nói là nếu cô ấy có nhiều tiền, thích dùng hàng hiệu đến đâu cũng không sao, nhưng thực tế không như vậy, cô ấy thậm chí còn phải vay thấu chi, phải tiêu đến cả tiền của bạn trai, nhưng làm gì có người bạn trai nào chịu nổi một cô gái hoang phí như vậy.
Quan điểm của cô ấy là nhân lúc còn trẻ nên hưởng thụ cuộc sống “cao cấp, sang chảnh” nhiều một chút. Còn mạnh miệng nói:
“Cái gì cũng có giá của nó, muốn người khác ngưỡng mộ, xem trọng mình thì sẽ phải đánh đổi. Có vậy người khác mới nể mặt mình, mới cho mình thể diện”.
Bản thân cô ấy cũng biết mình đang phải đánh đổi, tới mức phải vay thấu chi, mãi không trả được hết nợ, nhưng không làm vậy làm sao có thể duy trì được hình tượng sang chảnh của mình trong mắt người khác.
Bạn trai cũng thay mấy lần, công việc cũng không thuận lợi, bạn bè cũng ít dần đi.
Rất nhiều người cho rằng thể diện là người khác cho mình, nhưng thực ra, thể diện đều là tự mình đổi lấy.

Bạn có mấy phần thực lực, người khác sẽ cho bạn ngần đấy phần thể diện.
Tạp chí Forbes vài ngày trước đã công bố danh sách người giàu mới nhất ở Hồng Kông, Lý Gia Thành tiếp tục là người giàu nhất Hồng Kông trong 21 năm liên tiếp với tài sản ròng trị giá 31,7 tỷ USD.
Bàn về mối quan hệ giữa thể diện và tiền, ông từng có nhận xét như sau:
Khi bạn từ bỏ sĩ diện để đi kiếm tiền là lúc đó bạn đã hiểu chuyện.
Khi bạn dùng tiền kiếm được để tìm lại thể diện là lúc đó bạn đã thành công.
Khi bạn dùng thể diện để kiếm tiền là lúc đó bạn là một người có tiếng nói.
Còn khi bạn chỉ dừng lại để uống rượu, chém gió, không hiểu nhưng lại cứ tỏ ra mình biết, suốt ngày sĩ diện thì có nghĩa là cả đời này bạn cũng chỉ ở mức đó mà thôi.
Tiền bạc giống như học thức và thực lực vậy.
Sống trên đời, bạn cần hiểu rằng thực lực quan trọng hơn thể diện, có thực lực, nhất định có thể diện.
Khi bạn cảm thấy không có thể diện, hãy xem lại thực lực của mình.
Còn khi sống chết sĩ diện, hãy hỏi lại mình làm vậy có đáng không!
Theo Trí thức trẻ