Tỷ phú Lý Gia Thành: Hãy bỏ qua Thể diện mà kiếm tiền, bạn không có tiền sẽ không có tiếng nói!

Tỷ phú Lý Gia Thành đưa ra lời khuyên: “Khi bạn từ bỏ sĩ diện để đi kiếm tiền là lúc đó bạn đã hiểu chuyện. Khi bạn dùng tiền kiếm được để tìm lại thể diện là lúc đó bạn đã thành công. Khi bạn dùng thể diện để kiếm tiền là lúc đó bạn là một người có tiếng nói.”

Tỷ phú Lý Gia Thành: Muốn thoát nghèo, hãy khắc ghi 20 chân lý đúng trên mọi nẻo đường đời
Tỷ phú Lý Gia Thành

01

Bộ phận tôi trước đó có một nhân viên từ bộ phận khác chuyển xuống, nhưng vì không quen nghiệp vụ nên kinh nghiệm cũng chỉ bằng một nhân viên mới.

Khó xử ở chỗ, mức lương và số năm làm việc của cô ấy lại bằng với quản lý của bộ phận tôi, vì vậy không ai dám xem cô ấy như một người mới để dạy bảo cả.

Tuy nhiên, chính cô ấy lại là người chủ động xin ngồi cạnh một nhân viên cốt cán, gặp phải vấn đề gì ngay lập tức hỏi, thái độ rất khiêm tốn, còn gửi quà để bày tỏ sự biết ơn.

Thực ra với cấp bậc của cô ấy, hoàn toàn có thể này nọ với chúng tôi, nhưng cô ấy lại không làm vậy.

Vị đồng nghiệp kia cũng khá bối rối, từ chối: “Chị là tiền bối, giúp chị là việc em nên làm, em làm sao có thể nhận quà của chị!”

Cô ấy lắc lắc đầu, nhẹ nhàng nói: “Ở văn phòng này, em mới là tiền bối của chị, sau này chị còn phải nhờ em giúp đỡ nhiều”.

Không lên mặt, không tỏ ra kiêu căng cũng không sĩ diện, cô ấy chỉ âm thầm nỗ lực tích lũy kinh nghiệm, chính nhờ vậy, mà cô ấy rất nhanh chóng thạo việc và còn được mọi người yêu quý.

Quả nhiên, không lâu sau quản lý bộ phận xin từ chức, người được cân nhắc đầu tiên chính là cô ấy.

Trong tác phẩm “Nửa đời trước của tôi”, tác giả có viết: “Sĩ diện là thứ mà con người ta khó từ bỏ nhất, đồng thời cũng là thứ vô dụng nhất”.

Khi “thể diện = tự trọng” thì thể diện chính là thứ nâng tầm giá trị con người chúng ta, còn khi “thể diện = sĩ diện” nó lại là thứ vô dụng nhất.

Những người suốt ngày chỉ để ý tới sĩ diện, đến cuối cùng đều mất hết thể diện.

Không ai là không muốn được tôn trọng, nhưng chúng ta cũng nên biết một điều rằng mọi người sẽ chỉ tôn trọng những người nói được làm được, những người có thực lực thực sự.

02

Tôi có một người bạn, gia cảnh nhà cô ấy cũng bình thường nhưng lại suốt ngày thích dùng đồ hiệu, ăn cơm cũng phải gọi món đắt tiền, nghỉ phép thì đi nước ngoài du lịch.

Đáng nói là nếu cô ấy có nhiều tiền, thích dùng hàng hiệu đến đâu cũng không sao, nhưng thực tế không như vậy, cô ấy thậm chí còn phải vay thấu chi, phải tiêu đến cả tiền của bạn trai, nhưng làm gì có người bạn trai nào chịu nổi một cô gái hoáng phí như vậy.

Quan điểm của cô ấy là nhân lúc còn trẻ nên hưởng thụ cuộc sống “cao cấp, sang chảnh” nhiều một chút. Còn mạnh miệng nói:

“Cái gì cũng có giá của nó, muốn người khác ngưỡng mộ, xem trọng mình thì sẽ phải đánh đổi. Có vậy người khác mới nể mặt mình, mới cho mình thể diện”.

Bản thân cô ấy cũng biết mình đang phải đánh đổi, tới mức phải vay thấu chi, mãi không trả được hết nợ, nhưng không làm vậy làm sao có thể duy trì được hình tượng sang chảnh của mình trong mắt người khác.

Bạn trai cũng thay mấy lần, công việc cũng không thuận lợi, bạn bè cũng ít dần đi.

Rất nhiều người cho rằng thể diện là người khác cho mình, nhưng thực ra, thể diện đều là tự mình đổi lấy.

Bạn có mấy phần thực lực, người khác sẽ cho bạn ngần đó phần thể diện.

Tạp chí Forbes vài ngày trước đã công bố danh sách người giàu mới nhất ở Hồng Kông, Lý Gia Thành tiếp tục là người giàu nhất Hồng Kông trong 21 năm liên tiếp với tài sản ròng trị giá 31,7 tỷ USD.

Bàn về mối quan hệ giữa thể diện và tiền, ông từng có nhận xét như sau:

Khi bạn từ bỏ sĩ diện để đi kiếm tiền là lúc đó bạn đã hiểu chuyện.

Khi bạn dùng tiền kiếm được để tìm lại thể diện là lúc đó bạn đã thành công.

Khi bạn dùng thể diện để kiếm tiền là lúc đó bạn là một người có tiếng nói.

Còn khi bạn chỉ dừng lại để uống rượu, chém gió, không hiểu nhưng lại cứ tỏ ra mình biết, suốt ngày sĩ diện thì có nghĩa là cả đời này bạn cũng chỉ ở mức đó mà thôi.

Tiền bạc giống như học thức và thực lực vậy.

Sống trên đời, bạn cần hiểu rằng thực lực quan trọng hơn thể diện, có thực lực, nhất định có thể diện.

Khi bạn cảm thấy không có thể diện, hãy xem lại thực lực của mình.

Còn khi sống chết sĩ diện, hãy hỏi lại mình làm vậy có đáng không!

Theo Trí thức trẻ

Related Posts

Nữ tỷ phú “ngoi” lên từ đáy xã hội, biến rác thành “vàng”: Xuất thân có thể tầm thường nhưng năng lực phải phi thường, giàu hay nghèo không phải tại số

Bà Zhang Yin xuất phát điểm từ tầng lớp thấp, có thể nói là dưới “đáy xã hội”. Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng gắn liền…

“Vua đạo nhái” Trung Quốc: Copy 3 mô hình startup của Mỹ khởi nghiệp đều thành công, trở thành tỷ phú USD mặc người đời chê “lười biếng”

“Vua đạo nhái” Wang Xing khẳng định “sáng tạo không quan trọng, quan trọng là sao chép thông minh”. Doanh nhân Wang Xing là nhà sáng lập…

Hành trình lập nghiệp của Shark Lê Hùng Anh: Cậu bé phụ hồ khởi nghiệp nhờ xem phim Hàn, từng 7 lần thất bại, 35 tuổi đã có 13 năm điều hành tập đoàn đa quốc gia

Để có được thành công như ngày hôm nay Shark Lê Hùng Anh từng thất bại 7 lần. Đằng sau ý tưởng khởi nghiệp của ông đến…

Sếp FPT Đỗ Cao Bảo: Rất nhiều người Việt khởi nghiệp thất bại vì đều muốn làm ông chủ, làm giám đốc

Nhiều người Việt đang hiểu sai về bản chất của khởi nghiệp, mong muốn trở nên giàu có kiếm thật nhiều tiền, để mình thành giám đốc, làm…

Chân dung người “con nuôi” thừa kế đế chế LG hàng trăm tỷ USD: Chuẩn con nhà người ta, phá vỡ quy tắc để kết hôn với “thường dân”

Các Chaebol ở Hàn Quốc vẫn giữ vững truyền thống cha truyền con nối, LG một trong 5 Chaebol lớn nhất của Hàn không phải là ngoại…

Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương: Nếu đủ hết các nguồn lực mà không có tâm thì cũng sẽ thất bại, hãy làm đúng, làm thật ngay từ đầu

Chủ tịch THACO Trần Bá Dương từng nêu quan điểm: “Hãy làm đúng, làm thật ngay từ đầu, có tâm trước, sống với nghề, làm từ nhỏ…