Tỷ phú Bill Gates: “Cuộc sống vốn không công bằng, hãy tập quen dần với điều đó”

Tỷ phú Bill Gates – nhà sáng lập Microsoft có câu “Cuộc sống vốn không công bằng. Hãy tập quen dần với điều đó”.
Thật vậy, đời vốn bất công, có chăng công bằng là do chính bạn tạo nên.

Có lẽ bất cứ ai cũng đã từng than vãn, oán trách rằng cuộc sống này thật thiếu công bằng. Có người sinh ra đã “ngậm thìa vàng”, ở ngay vạch đích. Có người không ngừng nỗ lực, không ngừng cố gắng nhưng kết quả không phải lúc nào cũng như mong muốn. Trong khi người khác lại dễ dàng có được mọi thứ đơn giản chỉ vì xuất phát điểm của họ cao hơn bạn.

Chán nản, buồn bực, mệt mỏi, bạn thất vọng tại sao mình lại không được như người khác. Nhưng bạn thân mến, có mấy ai sinh ra mà có thể lựa chọn được hoàn cảnh, xuất thân của mình đâu?! Càng than vãn, càng đổ lỗi, bạn chỉ càng làm người xung quanh cảm thấy mệt mỏi thêm mà không làm tình hình tốt hơn được.

Bill Gates – nhà sáng lập Microsoft có câu “Cuộc sống vốn không công bằng. Hãy tập quen dần với điều đó”.
Thật vậy, đời vốn bất công, có chăng công bằng là do chính bạn tạo nên.

Cuộc đời là trò chơi do chính bạn điều khiển – hoặc số mệnh chỉ là trời cho vì bạn chẳng dám “cãi lại mệnh trời”. Nếu bạn muốn thay đổi, muốn đấu tranh với bất công, bạn phải đủ kiên nhẫn, hiểu đúng “luật chơi” mới có thể vươn lên trước.

 Việc đầu tiên là hãy tạm gác lại những suy nghĩ về sự bất công, đừng để chúng “ám ảnh” bạn. Nếu không, tinh thần và cơ thể của bạn sẽ bị “ăn mòn” sớm thôi.

Bạn không thể tạo ra sự tích cực từ những ý nghĩ tiêu cực. Ngừng ngay tư tưởng đổ lỗi, cho mình là một nạn nhân. Suy nghĩ tích cực, có cái nhìn lạc quan về mọi thứ. Trong cái khó luôn tồn tại những cơ hội.

Hãy chiến thắng cảm xúc tiêu cực của bạn, để rồi đến một lúc nào đó bạn tự nhủ: “Làm việc lớn trước đã, việc nhỏ bỏ đi”. Vậy nếu sự bất công ấy quá nhỏ nhặt để phải tính toán, lo toan thì hãy học cách bỏ đi, sống cho nhẹ lòng, không cần để ý.

Cuộc sống này luôn luôn tồn tại hai mặt đối lập nhau, nó giống như con dao hai lưỡi, có lợi thì phải có hại, có đen thì phải có trắng, có sai thì phải có đúng… Và nếu có bất công thì chắc chắn phải tồn tại sự công bằng. Chính xác hơn, công bằng và bất công là hai khái niệm đối nghịch nhau nhưng chúng luôn tồn tại song song với nhau.

Có một câu chuyện ngụ ngôn mà quá quen thuộc với chúng ta – câu chuyện về cuộc đua giữa rùa và thỏ.

Trong câu chuyện này, rùa là ứng cử viên bị đánh giá thấp hơn so với thỏ nhưng cuối cùng rùa lại chiến thắng thỏ. Bởi chính nhờ sự nỗ lực vượt lên số phận, thứ mà thỏ không thể nào có được vì đã quá hài lòng và chủ quan với những thứ mà mình đang có. Đây cũng là tâm lý thường thấy của những người may mắn sinh ra trong hoàn cảnh đầy đủ điều kiện về vật chất và tiềm lực nhưng lại không có ý chí phấn đấu.

Ta có thể thấy rằng cuộc sống có tồn tại thêm một quy luật, đó là quy luật của sự bù trừ. Trên đời, hễ ta được cái này thì phải thiếu sót cái khác, không ai hoàn hảo cả. Và đó là một sự công bằng. Hãy lạc quan, đừng bi quan điều tích cực sẽ đến với bạn!

Hơn bao giờ hết, cho dù bạn không thể lựa chọn hoàn cảnh, lựa chọn số phận, thì nhiệm vụ của bạn là phải nỗ lực hết mình để đạt đến vị trí cao, vị trí mà bạn có “tiếng nói” để đấu tranh đòi lại sự công bằng.

Chúng ta không hoàn toàn đảm bảo kết quả của cuộc đấu tranh này nhưng chúng ta có thể tạo nên sự khác biệt cho chính bản thân và cộng đồng. Hãy luôn chiến đấu hết mình, bạn nhé!

Vì sao xã hội lại có sự bất công?

Sau đây là nội dung của một bài Triết mà chúng ta đã được học. Bài nói về lịch sử hình thành và phát triển của xã hội loài người. Theo đó, khi những giá trị về vật chất, của cải sinh ra từ quá trình lao động của con người, một khi nhiều hơn nhu cầu tiêu thụ thì sẽ sinh ra giá trị thặng dư (tức của cải dư lại sau khi đáp ứng hết những nhu cầu cần thiết của xã hội).

Sự xuất hiện của giá trị thặng dư là một yếu tố cần có để sản sinh ra sự tư hữu tài sản của một số người có địa vị trong xã hội bấy giờ. Sự tư hữu đó là kết tinh của lòng tham và sự ích kỷ tiềm tàng trong bản chất của loài người, thông qua chất xúc tác là quyền lực. Chính điều này đã gây nên sự bất bình đẳng (bất công) giữa người với người.

Và như vậy, chúng ta có thể thấy, sự bất công đã hiện hữu từ rất sớm, ngay từ những buổi đầu hình thành xã hội loài người. Nói một cách khác, bản chất con người trong xã hội là tranh giành quyền lợi lẫn nhau thông qua những quy ước, luật định và chuẩn mực đạo đức chung. Những quyền lợi đoạt được khi bất chấp những quy ước, luật định và đạo đức được xem là không chính đáng và điều này là nguyên nhân dẫn đến sự bất công.

Ngày nay, chúng ta đang sống trong một xã hội mà ở đó có biết bao nhiêu thứ “đáng” để ta phải giẫm đạp nhau mà đoạt lấy, bất chấp tất cả. Người thì mù quáng lao theo giành lấy danh vọng, địa vị. Kẻ thì xem nhẹ lương tâm mà cố đoạt lấy sắc dục, tiền tài…

Văn hóa đấu đá, chụp giật lên ngôi chính từ sự xuống dốc của đạo đức xã hội, những giá trị văn hóa tốt đẹp bị bóp méo để cổ súy cho vô số hành động sai trái. Chính điều này mới thật sự là nguyên nhân dẫn đến sự kiềm hãm của những giá trị về chân lý, công bằng.

Có bất công, liệu công bằng có tồn tại?

Cuộc sống này luôn luôn tồn tại hai mặt đối lập nhau, có đen thì phải có trắng, có đêm tối thì sẽ có bình minh…và nếu có bất công thì hiển nhiên phải tồn tại sự công bằng. Chính xác hơn, công bằng và bất công là hai khái niệm mang tính tương đối, chúng muôn thuở tồn tại song song với nhau.

Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, khi mầm móng của sự bất công ngày càng lan rộng và phát triển mạnh mẽ, thì con người ta hơn bao giờ hết lại rất hoài nghi về sự tồn tại của những điều chính nghĩa, công bằng.

Bức biếm họa bên trên mô tả cuộc đua đến đích thành công của hai trí thức trẻ. Một người thì rất có tiềm lực, đầy đủ điều kiện, còn người kia thì lại chẳng có gì ngoài những gánh nặng và sự nỗ lực của bản thân. Nhiều người cho là nội dung bức họa muốn thể hiện một điều: rằng sự bất công luôn hiện hữu trong những gì chúng ta vẫn cho là công bằng.

Bất công ở đâu chắc mọi người đã thấy, khi một người có đầy đủ tiềm lực để đến đích dễ dàng còn người kia thì hoàn toàn ngược lại, chẳng có gì ngoài những “gánh nặng” sau lưng. Trước đây, tôi đã suy nghĩ về ý nghĩa của bức họa theo chiều hướng trên. Tuy nhiên, giờ ngẫm lại tôi thấy nó thể hiện một quan điểm hoàn toàn khác, tích cực hơn nhiều.

Bức họa làm tôi liên tưởng đến câu chuyện ngụ ngôn về cuộc đua giữa rùa và thỏ. Trong câu chuyện này, rùa là ứng cử viên bị đánh giá rất thấp so với thỏ nhưng rồi cuối cùng, nó đã giành chiến thắng chung cuộc. Nguyên do chính nhờ ý chí nỗ lực vượt lên số phận – thứ mà thỏ muôn đời không thể nào có được vì đã quá hài lòng và chủ quan với những thứ ưu việt mà mình đang sở hữu.

Đây cũng là tâm lý thường thấy của đa số những con người may mắn sinh ra trong hoàn cảnh đầy đủ điều kiện về vật chất và tiềm lực. Vậy thì chúng ta có thể thấy rằng cuộc sống có tồn tại thêm một quy luật, đó là quy luật của sự bù trừ. Trên đời, hễ ta được cái này thì phải thiếu xót cái khác. Và đó là một sự công bằng thật lớn.

Và chúng ta đã hành động cho sự công bằng hay chưa?

Như tôi đã nói ở trên rằng bất công là một phần không thể thiếu trong cuộc sống nhưng hãy khoan suy nghĩ tiêu cực vì song song với nó cũng có tồn tại thêm sự công bằng. Bất công và công bằng là hai khái niệm mang tính tương đối mà để cái nào lấn át đi cái nào là hoàn toàn tùy thuộc vào cách suy nghĩ và hành động của mỗi chúng ta trong cuộc sống.

Những người có xu hướng hay u sầu, thích than vãn về hoàn cảnh khó khăn của bạn thân, thì lại thường nhận thêm càng nhiều điều bất hạnh (vì họ đã đánh mất điểm mạnh của mình là ý chí và nỗ lực phấn đấu).

Rồi cứ thế, họ lại tiếp tục gào thét rằng cuộc đời sao quá bất công khi đem so sánh mình với những người có tiềm lực hơn. Và rồi buồn thay, sự “bất công” ấy vẫn cứ mãi đeo đuổi chỉ vì một điều đơn giản là họ vẫn không hề biết rằng họ đang tự bất công với chính bản thân mình!

Lại có những kẻ luôn mang trong mình tính ích kỷ, thực dụng cá nhân, luôn im lặng trước mọi sự ngang trái, bất công xung quanh và chỉ lên tiếng khi quyền lời của bản thân mình bị đe dọa. Rồi có một ngày, họ nếm trải sự bất công tương tự mà chả một ai đứng ra bênh vực cho.

Và rồi như phản xạ tự nhiên, họ chỉ biết ngồi đó mà than vãn trong khi quên mất rằng người đã làm ngơ, dung túng cho những điều bất công ấy sinh sôi nảy nở không ai khác lại là chính mình. Thì đấy! Cuộc đời nếu có cho đi thì sẽ nhận lại, nếu chúng ta chưa hành động cho sự công bằng thì cũng đừng mong công bằng sẽ đến với bản thân ta.

Tổng hợp

Related Posts

Nữ tỷ phú “ngoi” lên từ đáy xã hội, biến rác thành “vàng”: Xuất thân có thể tầm thường nhưng năng lực phải phi thường, giàu hay nghèo không phải tại số

Bà Zhang Yin xuất phát điểm từ tầng lớp thấp, có thể nói là dưới “đáy xã hội”. Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng gắn liền…

“Vua đạo nhái” Trung Quốc: Copy 3 mô hình startup của Mỹ khởi nghiệp đều thành công, trở thành tỷ phú USD mặc người đời chê “lười biếng”

“Vua đạo nhái” Wang Xing khẳng định “sáng tạo không quan trọng, quan trọng là sao chép thông minh”. Doanh nhân Wang Xing là nhà sáng lập…

Hành trình lập nghiệp của Shark Lê Hùng Anh: Cậu bé phụ hồ khởi nghiệp nhờ xem phim Hàn, từng 7 lần thất bại, 35 tuổi đã có 13 năm điều hành tập đoàn đa quốc gia

Để có được thành công như ngày hôm nay Shark Lê Hùng Anh từng thất bại 7 lần. Đằng sau ý tưởng khởi nghiệp của ông đến…

Sếp FPT Đỗ Cao Bảo: Rất nhiều người Việt khởi nghiệp thất bại vì đều muốn làm ông chủ, làm giám đốc

Nhiều người Việt đang hiểu sai về bản chất của khởi nghiệp, mong muốn trở nên giàu có kiếm thật nhiều tiền, để mình thành giám đốc, làm…

Chân dung người “con nuôi” thừa kế đế chế LG hàng trăm tỷ USD: Chuẩn con nhà người ta, phá vỡ quy tắc để kết hôn với “thường dân”

Các Chaebol ở Hàn Quốc vẫn giữ vững truyền thống cha truyền con nối, LG một trong 5 Chaebol lớn nhất của Hàn không phải là ngoại…

Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương: Nếu đủ hết các nguồn lực mà không có tâm thì cũng sẽ thất bại, hãy làm đúng, làm thật ngay từ đầu

Chủ tịch THACO Trần Bá Dương từng nêu quan điểm: “Hãy làm đúng, làm thật ngay từ đầu, có tâm trước, sống với nghề, làm từ nhỏ…