Tun Phạm: “Tiền không mua được hạnh phúc” là câu người giàu nghĩ ra để người nghèo đỡ cảm thấy tủi thân

“Tiền không thể mua được tất cả mọi thứ nhưng chắc chắn chúng ta đều hạnh phúc khi có tiền”.

Trong một chương trình giải trí, các khách mời được tham gia tranh luận về một chủ đề đã từng có rất nhiều ý kiến trái chiều: “Tiền có mua được hạnh phúc hay không?”.

Hot TikToker Tun Phạm trả lời rằng: “Tiền không mua được hạnh phúc” là câu mà người giàu nghĩ ra để người nghèo đỡ cảm thấy tủi thân, chứ người giàu vẫn dùng tiền mua hạnh phúc bình thường”.

Tranh cãi về chủ đề Tiền có mua được hạnh phúc không? - 1
Tun Phạm cho rằng “Tiền không mua được hạnh phúc” là câu người giàu nghĩ ra để người nghèo đỡ tủi thân (Ảnh chụp màn hình).

Nhận định của TikToker Tun Phạm khi bàn về chủ đề “Tiền có mua được hạnh phúc không” hiện đang gây không ít tranh cãi. 

TikToker Tun Phạm tên thật là Phạm Đức Huy là một cái tên khá quen thuộc trên mạng xã hội khi sở hữu kênh TikTok 2,8 triệu lượt theo dõi. Hiện tại, bên cạnh ước mơ trở thành MC, Tun Phạm rẽ hướng sang sự nghiệp sáng tạo nội dung với nhiều thành tựu đáng nể và khả năng “cá kiếm” đáng gờm trong giới TikToker.

Tun Phạm: Đừng tin tiền không mua được hạnh phúc vì đó là câu người giàu nghĩ ra để người nghèo đỡ tủi thân

Mới đây, Tun Phạm lại bất ngờ được dân tình gọi tên khi có phát ngôn được nhận xét là khá thực tế với chủ đề “Tiền có mua được hạnh phúc không”. Cụ thể, trong tập 2 chương trình Tài Tám Tếu khi tranh luận về quan điểm “Tiền có mua được hạnh phúc không?”, Tun Phạm cho rằng “Tiền không mua được hạnh phúc” là câu người giàu nghĩ ra để người nghèo đỡ cảm thấy tủi thân, chứ người giàu họ vẫn dùng tiền mua hạnh phúc bình thường.

Tun Phạm: Đừng tin tiền không mua được hạnh phúc vì đó là câu người giàu nghĩ ra để người nghèo đỡ tủi thân

Khi bị người tham gia cùng là Quốc Khánh phản bác “Nếu như tiền là thước đo của sự hạnh phúc, thì hạnh phúc của người giàu chắc chắn có nhiều, còn người nghèo sinh ra đã ít sao?”, Tun Phạm giải thích: “Một người đã không có tiền, thì họ sẽ không thể nào nghĩ tới những giá trị hạnh phúc được. Từ cơm áo gạo tiền, đến chuyện báo hiếu cho bố mẹ thì cũng cần phải có tiền. Mình có tài chính, mình cho bố mẹ vào những bệnh viện tốt nhất, ăn đồ ăn tốt nhất. Thì có phải tiền mua được hạnh phúc hay không?”.

Sau cùng, nam TikToker cũng nhắn nhủ đến mọi người đừng vin vào câu nói “tiền không mua được hạnh phúc” để lười lao động, tiền bằng một cách nào đó vẫn khiến cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tun Phạm: Đừng tin tiền không mua được hạnh phúc vì đó là câu người giàu nghĩ ra để người nghèo đỡ tủi thân

Loạt phát ngôn của nam TikToker nhanh chóng được chia sẻ khắp các diễn đàn mạng xã hội và nổ ra cuộc tranh cãi nảy lửa. Một phe đồng tình khi cho rằng đó là thực tế cần được nhìn nhận, đặc biệt khi khẳng định: “Người giàu chưa chắc đã hạnh phúc nhưng người nghèo chắc chắn sẽ khổ”.

Số khác lại cho rằng tiền và hạnh phúc là hai phạm trù khác nhau không thể mang ra so sánh. “Tiền chỉ là quy đổi giá trị kinh tế của con người thôi, hạnh phúc hay không là cảm xúc con người với con người trao cho nhau”, một bạn nhận định. 

Tun Phạm: Đừng tin tiền không mua được hạnh phúc vì đó là câu người giàu nghĩ ra để người nghèo đỡ tủi thân
Tun Phạm: Đừng tin tiền không mua được hạnh phúc vì đó là câu người giàu nghĩ ra để người nghèo đỡ tủi thân
Dân tình nổ tranh cãi. 

Câu hỏi “Tiền có mua được hạnh phúc không” là chủ đề không tránh khỏi tranh cãi mỗi khi nhắc đến. Tùy vào quan điểm và cách nghĩ về hạnh phúc, mỗi người sẽ có câu trả lời khác nhau cho riêng mình.

Tranh cãi về chủ đề “Tiền có mua được hạnh phúc không?”

Trao đổi với một số bạn trẻ, Dân trí đã nhận được rất nhiều luồng ý kiến khác nhau về vấn đề này.

Thúy Huyền (sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên Truyền) cho rằng: “Đây chỉ là một câu nói mang tính cảm quan cá nhân của Tun Phạm vì người giàu nghĩ thế nào và người nghèo khi nghe câu đó cảm thấy ra sao, liệu họ có thấy đồng cảm hay bớt tủi thân hơn không thì anh bạn này không thể biết và đánh giá được”.

Tranh cãi về chủ đề Tiền có mua được hạnh phúc không? - 2
Hà Linh cho rằng mọi người vẫn đang mải tìm kiếm những định nghĩa về hạnh phúc ở tít xa xôi mà không nghĩ tới việc nó luôn ở ngay bên cạnh mình (Ảnh: NVCC).

Đồng tình với quan điểm của Thúy Huyền, Hà Linh (sinh viên trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương) thấy việc dùng từ “tủi thân” ở đây chưa thực sự chính xác, bởi có thể bản thân những người nghèo họ không hề cảm thấy như vậy.

Hạnh phúc là gì?

Theo Hà Linh (trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương), hạnh phúc đều có sẵn trong mỗi con người. Linh cho rằng, mọi người cứ mải chạy theo định nghĩa hạnh phúc của số đông mà vô tình khiến bản thân bị khổ đau che mờ những điều hạnh phúc gần gũi vẫn luôn hiện hữu trước mắt mình.

Hà Linh cho biết: “Hạnh phúc của mình là có được một ngày nghỉ ngơi, có thể dành nhiều thời gian cho việc chăm sóc bản thân mình hơn, đi chơi, mua sắm và gặp gỡ bạn bè xung quanh nhiều hơn nữa”.

Trong khi đó, với Tuấn Dũng (20 tuổi), hạnh phúc cũng không ở đâu xa, mà chỉ đơn giản là một buổi chiều được thong dong dạo phố, ngắm cảnh vật xung quanh, nhìn mọi người trò chuyện với nhau.

“Hạnh phúc xuất hiện ở ngay trong những điều nhỏ bé. Đôi khi mình chỉ cần được thấy cỏ cây, ngắm nhìn ánh nắng hoàng hôn chiếu qua khe cửa sổ, bỗng thấy cuộc sống có rất nhiều thứ đẹp đẽ hơn là những gì mình vẫn đang lo nghĩ”, Dũng chia sẻ. “Hay trong thời điểm hiện tại, khi dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp thì được sống thôi cũng đã là một niềm hạnh phúc rồi”.

Tiền có thể mua được hạnh phúc “tạm thời”

Bày tỏ rõ quan điểm của mình, Thúy Huyền (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho rằng hạnh phúc của cá nhân cô gắn liền với tiền bạc.

Chia sẻ những suy nghĩ riêng của mình, Huyền cho biết: “Quan niệm hạnh phúc của mình là được ở cạnh những người mà mình yêu thương, có thời gian để chăm sóc họ và muốn như vậy thì mình phải có tiền để lo cho họ. Không có tiền rất là khổ, vì mình không thể giữ được những người thân bên cạnh mình khi họ chẳng may sa cơ lỡ vận hay ốm đau bệnh tật”.

Đặc biệt, sau khi cả gia đình đều mắc Covid-19 ở cùng một thời điểm, Huyền cho hay, gia đình cô đã phải tốn một khoản tiền không hề nhỏ cho việc mua thuốc men điều trị, chưa kể đến những khoản tiền khác cần phải chi tiêu cho những sinh hoạt hằng ngày.

Vậy tiền có mua được hạnh phúc cho tất cả mọi người?

Tranh cãi về chủ đề Tiền có mua được hạnh phúc không? - 3
Dũng tâm sự rằng khi bản thân còn đang chưa có nguồn thu nhập chính thức nào thì tiền có ảnh hưởng khá lớn đến hạnh phúc của mình (Ảnh: NVCC).

Tuấn Dũng (20 tuổi) chia sẻ hạnh phúc xuất phát ngay từ những điều nhỏ bé xung quanh nhưng mình cũng nên nhớ rằng, để có được những ngày tháng thảnh thơi dạo chơi, ngắm phố phường đó, bố mẹ đã phải lao vào kiếm tiền để có thể chu cấp cho con cái nơi ở, phương tiện đi lại, giúp chúng ta bớt đi phần nào gánh nặng về kinh tế.

“Mình mới 20 tuổi, ở độ tuổi mọi thứ vẫn còn đang bấp bênh, chưa có công việc ổn định nên vẫn phải phụ thuộc nhiều vào bố mẹ như thế này, mình thấy tiền có ảnh hưởng khá lớn đến hạnh phúc của mình. Chính vì vậy, nói tiền mua được hạnh phúc là không sai”, Dũng tâm sự.

Bên cạnh đó, Hà Linh (trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương) cũng chia sẻ thêm một góc nhìn khác: “Mình đã từng chứng kiến rất nhiều gia đình có điều kiện khá giả, thậm chí là dư thừa về mặt vật chất nhưng con cái của họ lại vô cùng buồn bã và cô đơn khi phải chứng kiến cảnh bố mẹ mình cãi vã, ly hôn. Khi đó, dù có rất nhiều tiền đi chăng nữa thì họ cũng không thể nào mua lại những khoảnh khắc sum vầy của một mái ấm gia đình được”.

Có thể thấy, với mỗi người trong từng thời điểm và hoàn cảnh khác nhau, tiền lại có sức ảnh hưởng riêng đối với hạnh phúc của họ. Không ai dám khẳng định rằng, tiền có thể mua được hạnh phúc nhưng cũng không hề phủ nhận rằng, tiền bạc phần nào đó giúp chúng ta có thể yên tâm hơn về cuộc sống của mình.

Tiền không thể mua lại một khoảnh khắc đã trôi qua nhưng có thể khiến bạn cảm thấy hạnh phúc hơn trong những giây phút sắp tới, việc đó hoàn toàn phụ thuộc vào sự lựa chọn của bạn.

Theo Dân trí, Game8

Related Posts

Nữ tỷ phú “ngoi” lên từ đáy xã hội, biến rác thành “vàng”: Xuất thân có thể tầm thường nhưng năng lực phải phi thường, giàu hay nghèo không phải tại số

Bà Zhang Yin xuất phát điểm từ tầng lớp thấp, có thể nói là dưới “đáy xã hội”. Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng gắn liền…

“Vua đạo nhái” Trung Quốc: Copy 3 mô hình startup của Mỹ khởi nghiệp đều thành công, trở thành tỷ phú USD mặc người đời chê “lười biếng”

“Vua đạo nhái” Wang Xing khẳng định “sáng tạo không quan trọng, quan trọng là sao chép thông minh”. Doanh nhân Wang Xing là nhà sáng lập…

Hành trình lập nghiệp của Shark Lê Hùng Anh: Cậu bé phụ hồ khởi nghiệp nhờ xem phim Hàn, từng 7 lần thất bại, 35 tuổi đã có 13 năm điều hành tập đoàn đa quốc gia

Để có được thành công như ngày hôm nay Shark Lê Hùng Anh từng thất bại 7 lần. Đằng sau ý tưởng khởi nghiệp của ông đến…

Sếp FPT Đỗ Cao Bảo: Rất nhiều người Việt khởi nghiệp thất bại vì đều muốn làm ông chủ, làm giám đốc

Nhiều người Việt đang hiểu sai về bản chất của khởi nghiệp, mong muốn trở nên giàu có kiếm thật nhiều tiền, để mình thành giám đốc, làm…

Chân dung người “con nuôi” thừa kế đế chế LG hàng trăm tỷ USD: Chuẩn con nhà người ta, phá vỡ quy tắc để kết hôn với “thường dân”

Các Chaebol ở Hàn Quốc vẫn giữ vững truyền thống cha truyền con nối, LG một trong 5 Chaebol lớn nhất của Hàn không phải là ngoại…

Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương: Nếu đủ hết các nguồn lực mà không có tâm thì cũng sẽ thất bại, hãy làm đúng, làm thật ngay từ đầu

Chủ tịch THACO Trần Bá Dương từng nêu quan điểm: “Hãy làm đúng, làm thật ngay từ đầu, có tâm trước, sống với nghề, làm từ nhỏ…