Theo Nghiên cứu của Đại học Harvard: 1% tài năng và 99% chăm chỉ chưa chắc đã thành công, bạn phải cần thêm 3 yếu tố này nữa

Thành công không chỉ phụ thuộc vào 1% tài năng và 99% chăm chỉ và nỗ lực, các giáo sư đại học Harvard chỉ rằng để thành công bạn cần thêm cả “tình yêu đích thực”.

Các giáo sư đại học thực hiện một nghiên cứu trong hơn 70 năm, với sự tham gia của 268 sinh viên đại học Harvard và 456 người đến từ khu ổ chuột ở độ tuổi 19-90 để giải mã “Bí ẩn của một cuộc sống hạnh phúc”.

Người quan sát và ghi chép chính của nghiên cứu này là giáo sư Robert Waldinger. Từ những dữ liệu thu được, ông đã rút ra được những yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thành công và giàu có của một người.

1. Sức khoẻ tinh thần ổn định

Các nhà nghiên cứu Đại học Harvard đã xây dựng “Mười chỉ số của người chiến thắng trong cuộc sống”, trong đó có 4 chỉ số về sức khoẻ: Ít căng thẳng tâm lý, Làm việc tốt ở tuổi 65, 75 tuổi bạn vẫn có thể làm nhiều việc với sức khoẻ tốt, 80 tuổi không nghiện rượu, trầm cảm, lo lắng và cho rằng mình hạnh phúc.

Nhắc đến khái niệm “sức khoẻ” luôn phải bao gồm 2 khía cạnh: sức khoẻ tinh thần và sức khoẻ thể chất, chỉ chú trọng một khía cạnh không giúp chúng ta khoẻ mạnh.

Nhiều người trẻ thường có lối sống không lành mạnh, thường xuyên thức khuya khiến thể chất nhanh chóng tuột dốc không phanh. Sức khoẻ tinh thần cũng gặp vấn đề do những áp lực và căng thẳng tích tụ. Dần dần nó sẽ trở thành “vật cản” trên đường tới thành công của bạn.

Câu chuyện huyền thoại thể dục dụng cụ Mỹ Simone Biles bỏ cuộc giữa chừng tại Olympic Tokyo 2020 từng khiến không ít người bất ngờ. Giải thích về quyết định rút lui của mình, Biles cho biết khi thi đấu cô đã rơi vào trạng thái căng thẳng tột độ, hoảng sợ, toàn thân run lên. “Tôi cần tập trung vào sức khoẻ tinh thần của bản thân”, VĐV người Mỹ nói.

1% tài năng và 99% chăm chỉ liệu đã đủ để thành công?: Nghiên cứu của đại học Harvard chỉ ra bạn cần thêm 3  yếu tố này - Ảnh 1.

Vận động viên Simone Biles. Ảnh: Time for Kids

Không chỉ Biles, nhiều VĐV khác cũng gặp vấn đề tâm lý nghiêm trọng khiến họ không thể đạt phong độ cao nhất khi thi đấu. Theo nhà tâm lý học Toni Martos, “trí óc cũng như cơ bắp, bạn cũng cần phải rèn luyện nó”.

Vậy nên nếu một người thường xuyên ở trong trạng thái tinh thần không ổn định, người đó sẽ khó có được cuộc sống bình thường, chưa nói đến việc đạt những thành tựu lớn lao.

2. Tuổi thơ hạnh phúc

Nghiên cứu của Harvard chỉ ra rằng sự giàu có tuổi trưởng thành và hạnh phúc tuổi già liên quan chặt chẽ đến trải nghiệm trong tuổi thơ. Các nhà nghiên cứu trích dẫn những dữ liệu:

Những người mối quan hệ tốt với anh chị em của họ khi họ còn trẻ có mức lương trung bình hàng năm cao hơn 51.000 USD so với những người không có sự kết nối với anh chị em.

Người có tuổi thơ ấm áp có mức lương trung bình cao hơn 66.000 USD so với những người không hạnh phúc khi còn nhỏ.

Người được mẹ yêu thương có mức lương trung bình cao hơn 87.000 USD so với những người không được mẹ chăm sóc.

1% tài năng và 99% chăm chỉ liệu đã đủ để thành công?: Nghiên cứu của đại học Harvard chỉ ra bạn cần thêm 3  yếu tố này - Ảnh 2.

Bên cạnh đó, nếu mối quan hệ của một người với mẹ không tốt, họ có khả năng mắc bệnh Alzheimer khi về già. Những đứa trẻ nhận được sự chăm sóc của bố sẽ ít lo âu và tận hưởng cuộc sống nhiều hơn hơn khi trưởng thành.

Điều này chứng minh ảnh hưởng của gia đình cũng như trải nghiệm tuổi thơ ấu của một người đến sự nghiệp sau này. Tuổi thơ tốt đẹp và môi trường phát triển thuận lợi sẽ góp phần giúp những đứa trẻ dễ dàng thành công hơn.

3. Tìm thấy “tình yêu đích thực”

Một chỉ số quan trọng khác trong nghiên cứu của Harvard chính là “khả năng yêu” của một người. “Yêu” ở đây có 2 ý nghĩa: mối quan hệ tình cảm như tình yêu, tình bạn và việc bạn có đam mê, lý tưởng và sở thích.

Những ghi chép của giáo sư Robert Waldinger cũng nhấn mạnh những trải nghiệm thời thơ ấu không phải là tuyệt đối. Ngay cả khi bạn trải qua đau khổ khi còn nhỏ, bạn vẫn có thể sống một cuộc sống tốt đẹp nếu tìm thấy “tình yêu” khi lớn lên. Waldinger nêu ví dụ về cuộc đời của nhân vật Adam Newman (tên đã được thay đổi), từng là sinh viên Harvard.

1% tài năng và 99% chăm chỉ liệu đã đủ để thành công?: Nghiên cứu của đại học Harvard chỉ ra bạn cần thêm 3  yếu tố này - Ảnh 3.
Giáo sư Robert Waldinger. Ảnh: TED

Newman sinh ra trong gia đình trung lưu, có tuổi thơ đen tối vì mẹ là người phụ nữ bạo lực và có mối quan hệ xa cách với cha. Newman có trí thông minh toàn diện, thành tích học tập rất tốt nhưng sức khỏe tinh thần hay thể chất đều không tốt, có xu hướng hành động bảo thủ và ít bạn thân.

Bước ngoặt xảy ra khi Newman cưới người bạn thân thời đại học của mình. Cuộc hôn nhân hòa thuận giữa 2 người đã thay đổi anh, giúp Newman biết cách làm việc hòa hợp với đồng nghiệp và trau dồi kỹ năng lãnh đạo, thành công trở thành quản trị viên NASA.

Newman không ngừng điều chỉnh hành vi trong mối quan hệ xã hội. Ngay cả khi con gái không ngoan, anh cũng không áp đặt lên con như cách mẹ đã dạy dỗ mình.

Về ý nghĩa thứ hai, điều này dễ dàng thấy được trong thực tế. Trước khi đạt được thành tựu, ít nhất bạn phải luôn tìm ra lĩnh vực bạn muốn phấn đấu để trở nên xuất sắc, thậm chí là xác định sẽ theo đuổi nó cả đời. Nếu bạn tìm thấy điều gì đó bạn vừa có khả năng, sự say mê và mong muốn gắn bó lâu dài, bạn đang trên con đường hướng đến thành công.

Theo Thể thao & Văn hóa

Related Posts

Nữ tỷ phú “ngoi” lên từ đáy xã hội, biến rác thành “vàng”: Xuất thân có thể tầm thường nhưng năng lực phải phi thường, giàu hay nghèo không phải tại số

Bà Zhang Yin xuất phát điểm từ tầng lớp thấp, có thể nói là dưới “đáy xã hội”. Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng gắn liền…

“Vua đạo nhái” Trung Quốc: Copy 3 mô hình startup của Mỹ khởi nghiệp đều thành công, trở thành tỷ phú USD mặc người đời chê “lười biếng”

“Vua đạo nhái” Wang Xing khẳng định “sáng tạo không quan trọng, quan trọng là sao chép thông minh”. Doanh nhân Wang Xing là nhà sáng lập…

Hành trình lập nghiệp của Shark Lê Hùng Anh: Cậu bé phụ hồ khởi nghiệp nhờ xem phim Hàn, từng 7 lần thất bại, 35 tuổi đã có 13 năm điều hành tập đoàn đa quốc gia

Để có được thành công như ngày hôm nay Shark Lê Hùng Anh từng thất bại 7 lần. Đằng sau ý tưởng khởi nghiệp của ông đến…

Sếp FPT Đỗ Cao Bảo: Rất nhiều người Việt khởi nghiệp thất bại vì đều muốn làm ông chủ, làm giám đốc

Nhiều người Việt đang hiểu sai về bản chất của khởi nghiệp, mong muốn trở nên giàu có kiếm thật nhiều tiền, để mình thành giám đốc, làm…

Chân dung người “con nuôi” thừa kế đế chế LG hàng trăm tỷ USD: Chuẩn con nhà người ta, phá vỡ quy tắc để kết hôn với “thường dân”

Các Chaebol ở Hàn Quốc vẫn giữ vững truyền thống cha truyền con nối, LG một trong 5 Chaebol lớn nhất của Hàn không phải là ngoại…

Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương: Nếu đủ hết các nguồn lực mà không có tâm thì cũng sẽ thất bại, hãy làm đúng, làm thật ngay từ đầu

Chủ tịch THACO Trần Bá Dương từng nêu quan điểm: “Hãy làm đúng, làm thật ngay từ đầu, có tâm trước, sống với nghề, làm từ nhỏ…