Tầm nhìn xa của tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Làm VinFast không chỉ để hiện thực hoá giấc mơ ô tô, mà sẽ là “chân trời mới” cho Vingroup có thể sản xuất rất nhiều thứ khác

Chủ tịch Tập đoàn Vingroup tỷ phú Phạm Nhật Vượng chia sẻ với cổ đông về chiến lược phát triển VinFast tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 vừa diễn ra: “Một khi chúng ta đã bước chân vào lĩnh vực công nghiệp nặng, chúng ta đã nắm bắt được công nghệ, kỹ thuật, chúng ta đã có uy tín; với những điều kiện đó, chúng ta có thể sản xuất rất nhiều thứ. Với hệ sinh thái rộng lớn, với năng lực sản xuất, năng lực tổ chức, chắn chắn đó sẽ là một chân trời mới cho Vingroup”.

Xuất khẩu xe VinFast: “Chắc chắn sẽ ổn”

Nói về chiến lược phát triển VinFast, Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 vừa diễn ra sáng 11/5, tỷ phú Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Tập đoàn Vingroup khẳng định về lâu dài sẽ xuất khẩu xe VinFast. Theo ông Vượng, việc cho rằng có những thị trường, khách hàng chỉ quan tâm đến thương hiệu là không phù hợp. Ông Vượng lấy ví dụ người Mỹ rất thực tế, cứ xe tốt, xe rẻ, xe phù hợp là mua. “Thực tế, Huyndai vào thị trường Mỹ chưa lâu đã chiếm tới 10% thị phần của Mỹ, đó là một con số khủng khiếp. Vậy thì VinFast khác gì Huyndai?”, ông Vượng nói.

Tầm nhìn xa của tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Làm VinFast không chỉ để hiện thực hoá giấc mơ ô tô, mà sẽ là "chân trời mới" cho Vingroup có thể sản xuất rất nhiều thứ khác

“Hoặc những thị trường chúng ta có thế mạnh như Liên Xô cũ nơi mà tôi học tập và sinh sống hai mươi mấy năm, mối quan hệ rất nhiều, thị trường hiểu rất rõ. Đây là những thị trường thế mạnh mà chúng tôi có và cũng là thị trường mấy trăm triệu dân. Thì tại sao không phải là VinFast? VinFast chẳng lẽ cạnh tranh với Lada với Volga (hai hãng xe của Nga – PV) mà không thành công hay sao? Chắc chắn là sẽ ổn”, Chủ tịch Vingroup khẳng định.

Hướng kinh doanh chiến lược

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng khẳng định thêm rằng, việc sản xuất xe ô tô VinFast không chỉ là câu chuyện hiện thực hoá giấc mơ ô tô của Vingroup, “mà thứ nhất là chúng tôi làm ra ô tô xịn và thứ hai đó cũng là hướng kinh doanh về lâu dài là rất chiến lược”.

Tầm nhìn xa của tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Làm VinFast không chỉ để hiện thực hoá giấc mơ ô tô, mà sẽ là "chân trời mới" cho Vingroup có thể sản xuất rất nhiều thứ khác

Ông Vượng cũng chia sẻ với cổ đông rằng: “Đây không phải câu chuyện sau 3-5 năm sẽ có lợi nhuận, chúng tôi không đặt mục tiêu đó; về lâu dài đây sẽ là một trong những trụ cột chính của Vingroup, đi kèm với nó không phải chỉ là sản xuất ô tô. Một khi chúng ta đã bước chân vào lĩnh vực công nghiệp nặng, chúng ta đã nắm bắt được công nghệ, kỹ thuật, chúng ta đã có uy tín; với những điều kiện đó chúng ta có thể sản xuất rất nhiều thứ. Với hệ sinh thái rộng lớn, với năng lực sản xuất, năng lực tổ chức, chắn chắn đó sẽ là một chân trời mới cho Vingroup”.

Theo nội dung Tờ trình của HĐQT Tập đoàn Vingroup đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua tại kỳ họp thường niên sáng 11/5, Vingroup cho biết, năm 2022, VinFast giới thiệu các mẫu xe ô tô điện thông minh ra thị trường toàn cầu, chính thức nhận đặt hàng đối với ba mẫu xe VF 5, VF 8 và VF 9. Đồng thời, VinFast tiếp tục bàn giao mẫu xe VF e34 đến cho khách hàng tại thị trường Việt Nam và chuẩn bị cho việc bàn giao VF 8, VF 9 cho thị trường toàn cầu từ cuối năm.

Các mẫu xe điện mới được tập đoàn kỳ vọng sẽ giúp VinFast tiếp tục giữ vững vị thế tại thị trường nội địa, nhanh chóng xây dựng thương hiệu tại các thị trường quốc tế bao gồm Mỹ, Canada và châu Âu.

Tầm nhìn xa của tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Làm VinFast không chỉ để hiện thực hoá giấc mơ ô tô, mà sẽ là "chân trời mới" cho Vingroup có thể sản xuất rất nhiều thứ khác

IPO không chỉ để gây quỹ, mà còn nhằm tiếp thị

VinFast, bắt đầu hoạt động vào năm 2019, đang đặt cược lớn vào thị trường Mỹ với kỳ vọng sẽ cạnh tranh được với các tên tuổi lớn cũng như những startup trong ngành.

Nói về câu chuyện phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại thị trường Mỹ, Chủ tịch Phạm Nhật Vượng tiết lộ việc IPO này không chỉ để gây quỹ mà còn nhằm tiếp thị và khẳng định vị thế của VinFast trên toàn cầu.

Vingroup cũng đang xem xét việc nhận được tài chính từ Chương trình cho vay phát triển công nghệ phương tiện giao thông (AVTM) của chính phủ Mỹ. Chương trình cho vay trị giá 25 tỷ USD này được Nghị viện Mỹ thông qua vào năm 2007 khi các nhà máy sản xuất ô tô lớn của Mỹ có trụ sở tại Detroit lâm vào khủng hoảng toàn diện.

Tầm nhìn xa của tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Làm VinFast không chỉ để hiện thực hoá giấc mơ ô tô, mà sẽ là "chân trời mới" cho Vingroup có thể sản xuất rất nhiều thứ khác

VinFast đã hứa sẽ tạo ra 7.500 việc làm tại nhà máy ở Bắc Carolina, nơi sẽ chế tạo các mẫu SUV VF8 và VF9 chạy bằng pin. Công ty có kế hoạch bắt đầu xây dựng nhà máy ngay sau khi giấy phép được cấp với mục tiêu bắt đầu sản xuất vào năm 2024. Trước đó, VinFast cho biết công ty có kế hoạch bắt đầu xuất khẩu hai loại xe điện này sang Mỹ vào cuối năm nay từ nhà máy ở Việt Nam.

Ông Vượng cũng cho biết, VinFast đặt mục tiêu bán 750.000 ô tô vào năm 2026, với 150.000 ô tô được sản xuất tại Bắc Carolina và phần còn lại từ nhà máy Việt Nam.

Cũng tại đại hội ngày 11/5, các cổ đông đã thông qua kế hoạch kinh doanh của Tập đoàn Vingroup với doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh dự kiến đạt khoảng 140.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế khoảng 6.000 tỷ đồng.

Vingroup cho biết, trong năm 2022 sẽ đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh nhằm củng cố ba trụ cột chính: Công nghệ – Công nghiệp, Thương mại Dịch vụ, Thiện nguyện Xã hội. Tập đoàn duy trì mô hình P&L tại các công ty con, nhấn mạnh yêu cầu về hiệu quả và minh bạch nhằm xây dựng bộ máy quản trị tinh gọn, đa năng và linh hoạt.

Tập đoàn sẽ đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của mỗi ngành dọc, mục tiêu luôn đưa ra sẩn phẩm chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế cho người tiêu dùng, qua đó đa dạng hóa nguồn thu và khuyến khích khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ, sản phẩm trong hệ sinh thái; mở rộng hoạt động xuất khẩu sản phẩm công nghiệp ra nước ngoài.


VinFast chính thức nộp hồ sơ IPO tại Mỹ

Ngày 7/12, VinFast Trading & Investment Pte. Ltd công bố đã nộp hồ sơ đăng ký theo Mẫu F-1 lên Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ (SEC) để phát hành cổ phiếu phổ thông lần đầu ra công chúng (IPO).

Số lượng cổ phần chào bán và khoảng giá dự kiến vẫn chưa được xác định. VinFast dự kiến niêm yết cổ phiếu phổ thông trên sàn Nasdaq Global Select Market với mã VFS.

Citigroup Global Markets Inc., Morgan Stanley & Co. LLC, Credit Suisse Securities (USA) LLC và J.P. Morgan Securities LLC sẽ đóng vai trò ngân hàng dựng sổ chính, kiêm đại diện của các nhà bảo lãnh phát hành cho đợt chào bán được đề xuất.

Trong khi BNP Paribas Securities Corp., HSBC Securities (USA) Inc., RBC Capital Markets, LLC và Wolfe/Liên minh Nomura cũng sẽ là các bên đồng dựng sổ. Robert W. Baird & Co. Incorporated sẽ đóng vai trò đồng quản lý.

Việc chào bán chỉ được thực hiện bằng một bản cáo bạch. Bản sao của bản cáo bạch dự thảo có thể được thu thập từ SEC và Citigroup.

Tầm nhìn xa của tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Làm VinFast không chỉ để hiện thực hoá giấc mơ ô tô, mà sẽ là "chân trời mới" cho Vingroup có thể sản xuất rất nhiều thứ khác

Phía công ty nói thêm thông tin đăng ký liên quan đến các chứng khoán này đã được nộp cho SEC nhưng vẫn chưa có hiệu lực. Những chứng khoán này không được bán, cũng như không được chấp nhận đề nghị mua trước thời điểm tuyên bố đăng ký có hiệu lực.

Hiện VinFast Singapore do Vingroup sở hữu 51,52% vốn và là công ty sở hữu trực tiếp 99,9% vốn tại Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast (VinFast Việt Nam). Số vốn này được Tập đoàn Vingroup chuyển sang cho VinFast Singapore từ tháng 12/2021 nhằm thuận tiện cho việc IPO. Khi đó Vingroup cho biết, việc IPO tại Mỹ là nền tảng quan trọng trong chiến lược trở thành thương hiệu toàn cầu của công ty.

Thông tin nộp hồ sơ IPO đến sau sự kiện VinFast lần đầu xuất khẩu lô 999 xe điện đầu tiên ra thế giới, mà đích đến là thị trường Mỹ.

Đây là lô xe 999 chiếc VF8, nằm trong số 65.000 đơn đặt hàng xe điện VinFast VF8 và VF9 trên toàn cầu. Ngay sau thị trường Mỹ, VinFast sẽ xuất khẩu các lô xe VF8 tiếp theo tới thị trường Canada và châu Âu để kịp bàn giao cho khách hàng vào năm 2023.

Công ty sản xuất xe điện cũng đang mở rộng hệ thống kinh doanh với việc 2 cửa hàng đầu tiên tại thành phố Cologne (Đức) và Paris (Pháp), điểm khởi đầu trong mạng lưới hơn 50 cửa hàng trên khắp châu Âu của hãng.

Theo Thanh niên Việt

Related Posts

Nữ tỷ phú “ngoi” lên từ đáy xã hội, biến rác thành “vàng”: Xuất thân có thể tầm thường nhưng năng lực phải phi thường, giàu hay nghèo không phải tại số

Bà Zhang Yin xuất phát điểm từ tầng lớp thấp, có thể nói là dưới “đáy xã hội”. Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng gắn liền…

“Vua đạo nhái” Trung Quốc: Copy 3 mô hình startup của Mỹ khởi nghiệp đều thành công, trở thành tỷ phú USD mặc người đời chê “lười biếng”

“Vua đạo nhái” Wang Xing khẳng định “sáng tạo không quan trọng, quan trọng là sao chép thông minh”. Doanh nhân Wang Xing là nhà sáng lập…

Hành trình lập nghiệp của Shark Lê Hùng Anh: Cậu bé phụ hồ khởi nghiệp nhờ xem phim Hàn, từng 7 lần thất bại, 35 tuổi đã có 13 năm điều hành tập đoàn đa quốc gia

Để có được thành công như ngày hôm nay Shark Lê Hùng Anh từng thất bại 7 lần. Đằng sau ý tưởng khởi nghiệp của ông đến…

Sếp FPT Đỗ Cao Bảo: Rất nhiều người Việt khởi nghiệp thất bại vì đều muốn làm ông chủ, làm giám đốc

Nhiều người Việt đang hiểu sai về bản chất của khởi nghiệp, mong muốn trở nên giàu có kiếm thật nhiều tiền, để mình thành giám đốc, làm…

Chân dung người “con nuôi” thừa kế đế chế LG hàng trăm tỷ USD: Chuẩn con nhà người ta, phá vỡ quy tắc để kết hôn với “thường dân”

Các Chaebol ở Hàn Quốc vẫn giữ vững truyền thống cha truyền con nối, LG một trong 5 Chaebol lớn nhất của Hàn không phải là ngoại…

Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương: Nếu đủ hết các nguồn lực mà không có tâm thì cũng sẽ thất bại, hãy làm đúng, làm thật ngay từ đầu

Chủ tịch THACO Trần Bá Dương từng nêu quan điểm: “Hãy làm đúng, làm thật ngay từ đầu, có tâm trước, sống với nghề, làm từ nhỏ…