Shark Phú: 95% người Việt làm ăn chung không thành thì bại cũng “tan đàn xẻ nghé”

Shark Phú: “95% đồng hành với nhau thì thành cũng tan mà bại cũng tan. Bạn nên suy nghĩ kỹ việc tìm người đồng hành cùng”, vị cá mập được coi là “chắc cú” nhất chương trình Shark Tank Việt Nam khuyên nhủ.

Trong một buổi đối thoại với sinh viên, Shark Nguyễn Xuân Phú – Chủ tịch HĐQT Sunhouse – nhận được một câu hỏi: Nếu có một dự án tốt, làm thế nào tìm những ngườι bạn cùng đồng hành với mình? Tiêu chí nào để đánh giá người bạn đồng hành ấy phù hợp để cùng mình phát triển dự áп?

Với trải nghiệm của bản thân, ông Phú chất vấn lại lý do tại sao phải tìm ɴgườι đồng hành.

Khởi nghiệp rất cô đơn nhưng 2 hổ không thể nhốt chung chuồng

“95% đồng hành với nhau thì thành cũng tan mà bại cũng tan. Bạn nên suy nghĩ kỹ việc tìm người đồng hành cùng”, vị cá mập được coi là “chắc cú” nhất chương trình Shark Tank Việt Nam khuyên nhủ.

Ông Phú cũng chia sẻ giai đoạn đầu khởi nghiệp ông thấy rất cô đơn. Thời điểm đó, ông nghỉ việc ở hãng ô tô Ford để ra lập nghiệp riêng, và làm việc một mình.

“Buồn kinh khủng. Tôi vừa là nhân viên bốc xếp, vừa là kế toán… cả văn phòng có mỗi một mình. Lúc ấy tuổi còn trẻ, xung quanh bao nhiêu bạn bè… Lúc đó, tôi rất muốn có người đi cùng với mình, nhưng thực sự đa phần việc tìm những người đi cùng mình sau này rất dễ sai lầm”.

“Tất nhiên, có những đôi vẫn đi được cùng nhau, nhưng cuối cùng, đến một điểm, một trạng thái nào đó, sẽ tan. Và rất hiếm những cặp có thể đi cùng nhau được đến cùng”, Shark Phú chia sẻ.

Ông Phú không táп thành chuyện tìm ɴgườι đồnghànnh bởi ông cho rằng những ɴgườι quyết tâm Startup đều có tư duy thủ lĩnh.

Shark Phú: 95% người Việt làm ăn chung không thành thì bại cũng "tan đàn xẻ nghé"

“Hai hổ không thể nhốt chung một chuồng. Hai ong chúa cùng một tổ sớm muộn cũng phải tách đàn… Muốn đi cùng nhau hãy tìm người thấp hơn mình, bù trừ cho mình thì có thể đi lâu dài, và bạn phải chịu thiệt, thậm chí người kia không làm gì bạn cũng phải chịu và vẫn phải chia tiền cho họ”.

“Tôi phải trả giá đúng như thế. Đến bây giờ quan hệ của chúng tôi vẫn OK, vẫn đi tiếp với nhau, vẫn phải chấp nhận người ta chẳng làm gì cả, hàng tháпg vẫn chia 50% lãi do góp vốn ban ƌầυ. Các bạn có chấp nhận được không?”, ông Phú chia sẻ.

Ông cũng cho rằng, nếu thiếu nhân lực, Founder nên thuê người thì tốt hơn là tìm người đồng hành.

Người Việt cùng làm chung, đa phần thành cũng tan mà bại cũng tan!

“Tố chất quan trọng nhất của một Startup là phải kiên trì theo đuổi mục tiêu. Đa phần Startup tôi biết rất trẻ, nhiều hoài bão, nhưng dễ nản và bỏ cuộc giữa chừng. Nếu bỏ cuộc giữa chừng, cái đáng tiếc nhất là công sức của các bạn ấy, ngoài ra còn cả tiền của nhà đầu tư, và cuối cùng là ý tưởng không biến thành hiện thực, không tạo ra được sản phẩm có giá trị cho cuộc sống”, Shark Nguyễn Xuân Phú – Chủ tịch HĐQT Sunhouse – trải lòng.

Với Shark Nguyễn Xuân Phú, ngoài ấn tượng về sự tinh tường, có lẽ điều mọi người nhớ nhất về ông qua chương trình Shark Tank là câu hỏi “nắn gân” thường trực: “Nếu thất bại, em làm thế nào hoàn vốn lại cho anh?”…

Chúng tôi đã có buổi trao đổi với ông chủ Sunhouse quanh câu chuyện “nhìn tướng” Founder, những chiêu các Startup thường dùng khi gọi vốn, và cả chiêu ông hay dùng để thử thách các bạn trẻ.

Nếu gọi vốn thấy dễ dàng, có thể các bạn trẻ không quản trị mình

Xin ông cho biết vì sao ông thường hỏi các bạn “Nếu thất bại, em làm thế nào hoàn vốn lại cho anh?”

Shark Phú: 95% người Việt làm ăn chung không thành thì bại cũng "tan đàn xẻ nghé"

Shark Nguyễn Xuân Phú – Chủ tịch HĐQT Sunhouse: Tố chất quan trọng nhất của một Startup là phải kiên trì theo đuổi mục tiêu. Đa phần Startup tôi biết rất trẻ, nhiều hoài bão, nhưng cũng dễ nản.

Nhiều khi các bạn trẻ thế hệ 9x, 2000 được sinh ra trong một môi trường rất sướng, nếu gặp khó khăn rất dễ nản và bỏ cuộc giữa chừng.

Đấy là lý do tại sao tôi thường đưa ra những điều kiện xấu nhất, để bạn ấy thấy rằng nếu không may hết tiền thì bạn ấy phải chịu cực khổ, gian nan hoặc phải trả giá, để thử tính kiên nhẫn của các bạn ấy.

Nếu không, họ nhận được tiền, làm hết rồi có thể chuyển sang nghề khác, làm thuê…, rất đơn giản, chẳng mất gì. Cái khó là Startup chịu được đến thời điểm vượt qua cái ngưỡng để hòa vốn, lúc ấy bạn ấy có thể bắt đầu phát triển.

Nhưng nếu bỏ cuộc giữa chừng, cái đáпg tiếc nhất là công sức của các bạn ấy, ngoài ra còn cả tiền của nhà ƌầυ tư, và cuối cùng là ý tưởng không biến thành hiện thực, không tạo ra được sản phẩm có giá trị cho cuộc sống.

Ngoài ý tưởng tốt đẹp, không có tính bền bỉ, kiên trì và căn cơ tính toán, tiết kiệm giai đoạn đầu thì rất khó thành công, cho dù ý tưởng đấy tốt đẹp bao nhiêu. Đấy là cảm nhận từ trải nghiệm của chúng tôi.

Thông thường tôi hay test, kiểm tra tính kiên nhẫn của các bạn. Mà đấy không phải test, đấy là sự thực. Các bạn phải trả giá nếu các bạn thất bại.

Nó là tấm gương cho những người khác. Nếu không, các bạn huy động vốn cảm thấy dễ dàng, có thể không quản trị mình.

Hình như không phải Startup nào ông cũng đặt ra câu hỏi đấy?

Nếu qua các câu hỏi và trả lời trước đó có thể thẩm định được tính cách ɴgườι ta rồi, sẽ không cần phải đặt điều kiện. Chính vì thế, có những bạn nắm rất rõ tình hình tài chính, biết rõ được tình hình của mình như thế nào rồi, tôi không cần phải đặt ra những câu hỏi đấy.

Qua nội dung gọi vốn của Nano Curcumin trong Shark Tank Việt Nam tập 4, khi ông yêu cầu đảm bảo mức lợi nhuận tối thiểu 30%/năm, một số ý kiến cho rằng nên chăng đi vay ngân hàng, lãi suất còn thấp hơn nhiều…

Thực ra mọi ɴgườι không nghe kỹ. Mức đề xuất lợi nhuận ấy là do chính Startup đưa ra. Họ cam kết sẽ đem lại lợi nhuận tối thiểu là 30%.

Để tránh trường hợp họ nói hươu nói vượn, và hứa lung tung thì tôi nói: “OK, anh hứa như thế thì anh phải có gì đảm bảo lời hứa đó”.

Tôi muốn khẳng định lại lời nói của họ có chuẩn hay không. Không phải tôi yêu cầu mức lợi nhuận đó, mà mức đó chính họ đưa ra và cam kết như vậy.

Người Việt cùng làm chung thì đa phần thành cũng tan mà bại cũng tan!

Ông xem tướng rất khá thì phải… Làm thế nào để ông nhìn ra Startup nào có thể đồng hành?

Shark Phú: 95% người Việt làm ăn chung không thành thì bại cũng "tan đàn xẻ nghé"

Thực ra nói “tướng” thì không đúng. Con người ta về cơ bản, tính cách thường thể hiện ra. Các cụ đã nói “nhìn mặt mà bắt hình dong”, thì từ ánh mắt, thái độ, cử chỉ… những nét trên mặt sẽ thể hiện tính cách của con người đó.

Với một người đồng hành với họ, quan trọng nhất là Thái độ và Đạo đức. Thường ɴgườι Việt lúc khởi nghiệp cần tiền thì có thể bằng mọi giá để có được tiền, tới lúc giả định anh thành công thì nghĩ rằng: “Tôi là người làm ra tất cả, tại sao tôi lại phải chia?”

Thông thường những cuộc làm chung thì thành công cũng tan vỡ mà không thành công cũng tan vỡ. Chỉ những ɴgườι đi với nhau có đạo đức, nhân cách thì sẽ tồn tại được với nhau. Còn đa phần thành cũng tan mà bại cũng tan.

Người đi cùng bao giờ cũng có người làm nhiều, ɴgườι làm ít. Người làm nhiều sẽ tự vấn: “Tại sao tôi phải chia tiền cho ông kia, ông kia chả làm gì cả”.

Ngay cả với nhà đầu tư, người Startup cũng có thể có suy nghĩ “Tất cả tôi làm hết. Công sức tôi đầu tư, ý tưởng của tôi, tôi quản lý hàng ngày… Chỉ rót cho tôi tí tiền tại sao tôi lại phải chia?”, ví dụ như vậy.

Thường họ sẽ cheating, tìm cách nào đó tư lợi, dẫn đến quan hệ đổ vỡ, đó là tấm gương của rất nhiều các kiểu làm ăn chung ở Việt Nam. Chính vì vậy, khi tôi đầu tư, người đứng ra quản trị công ty đó vô cùng quan trọng, tôi đặc biệt quan tâm tới thái độ, đạo đức của họ.

Chính vì vậy, tôi phải quan sát rất kỹ hành vi, tướng mạo, cử chỉ, đoáп được phần nào con người họ, rồi mới đi đến quyết định.

Chắc chắn sau show truyền hình sẽ có nhiều trường hợp không được ƌầυ tư

Ông thấy các Startup hay sử dụng chiêu trò gì khi gọi vốn?

Thực ra tôi thấy họ hay vẽ. Qua các cuộc nói chuyện, gần như số liệu họ đưa ra không đúng. Khi tôi check, dữ liệu thường không logic với nhau. Có trường hợp Startup nói doanh thu của họ 30 tỷ đồng, lãi 30%, năm trước đó doanh thu được 20 tỷ đồng, lãi 6 tỷ đồng.

Tức là sau 2 năm, họ lãi được 16 tỷ rồi. Nhưng khi hỏi tổng tài sản bao nhiêu, họ bảo có 4 – 5 tỷ đồng thôi, vậy đi đâu mất hơn 10 tỷ đồng?

Với kinh nghiệm của chúng tôi, chỉ cần check chút xíu có thể thấy sự không logic của họ, chỉ cần hỏi vài câu là biết ngay người trình bày trung thực hay không.

Chắc chắn một điều rằng, mặc dù chúng tôi cam kết đầu tư trên truyền hình, nhưng khi đi vào kiểm tra, sẽ có rất nhiều trường hợp không được đầu tư. Lý do là các bạn hoặc không biết, hoặc cố tình không trung thực trong dữ liệu.

Shark Phú: 95% người Việt làm ăn chung không thành thì bại cũng "tan đàn xẻ nghé"

Lời khuyên cho các bạn là phải chuẩn bị thật kỹ, vì quá trình cam kết trên truyền hình chỉ có 1 tiếng. Đương nhiên tất cả số liệu đưa ra về sau sẽ được thẩm định lại. Nếu các bạn đưa ra số liệu không đúng, chắc chắn cơ hội được đầu tư sẽ thay đổi rất nhiều.

Định giá một doanh nghiệp chủ yếu dựa vào số liệu tài chính và ý tưởng, sự phát triển trong tương lai. Những số liệu ấy không đúng thì giá trị công ty sai ngay. Khi giá trị công ty sai, đương nhiên mức đầu tư sẽ khác, cơ hội đầu tư sẽ khác.

Điều này rất dễ gây tranh cãi trong tương lai, và có thể xảy ra mâu thuẫn giữa nhà đầu tư với các Startup.

Lời khuyên cho các bạn là riêng phần tài chính, các bạn phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng, chuẩn xác, làm căn cứ để kiểm toán sau này. Khi kiểm đúng thì không có lý do gì thỏa thuận không được thực thi.

Đấy là bài học mà các Startup chưa tham gia, nếu muốn tham gia cần phải hiểu rõ.

Xin cảm ơn ông!

Theo Chuyendong24h.life

Related Posts

Nữ tỷ phú “ngoi” lên từ đáy xã hội, biến rác thành “vàng”: Xuất thân có thể tầm thường nhưng năng lực phải phi thường, giàu hay nghèo không phải tại số

Bà Zhang Yin xuất phát điểm từ tầng lớp thấp, có thể nói là dưới “đáy xã hội”. Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng gắn liền…

“Vua đạo nhái” Trung Quốc: Copy 3 mô hình startup của Mỹ khởi nghiệp đều thành công, trở thành tỷ phú USD mặc người đời chê “lười biếng”

“Vua đạo nhái” Wang Xing khẳng định “sáng tạo không quan trọng, quan trọng là sao chép thông minh”. Doanh nhân Wang Xing là nhà sáng lập…

Hành trình lập nghiệp của Shark Lê Hùng Anh: Cậu bé phụ hồ khởi nghiệp nhờ xem phim Hàn, từng 7 lần thất bại, 35 tuổi đã có 13 năm điều hành tập đoàn đa quốc gia

Để có được thành công như ngày hôm nay Shark Lê Hùng Anh từng thất bại 7 lần. Đằng sau ý tưởng khởi nghiệp của ông đến…

Sếp FPT Đỗ Cao Bảo: Rất nhiều người Việt khởi nghiệp thất bại vì đều muốn làm ông chủ, làm giám đốc

Nhiều người Việt đang hiểu sai về bản chất của khởi nghiệp, mong muốn trở nên giàu có kiếm thật nhiều tiền, để mình thành giám đốc, làm…

Chân dung người “con nuôi” thừa kế đế chế LG hàng trăm tỷ USD: Chuẩn con nhà người ta, phá vỡ quy tắc để kết hôn với “thường dân”

Các Chaebol ở Hàn Quốc vẫn giữ vững truyền thống cha truyền con nối, LG một trong 5 Chaebol lớn nhất của Hàn không phải là ngoại…

Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương: Nếu đủ hết các nguồn lực mà không có tâm thì cũng sẽ thất bại, hãy làm đúng, làm thật ngay từ đầu

Chủ tịch THACO Trần Bá Dương từng nêu quan điểm: “Hãy làm đúng, làm thật ngay từ đầu, có tâm trước, sống với nghề, làm từ nhỏ…