Không phải tỷ phú Việt nào cũng tiêu tiền mát tay mà ngược lại họ có những quan điểm khác biệt mà cực kì ấn tượng về chuyện tiền bạc. Chính những điều khác người như thế đã tạo nên khối tài sản đồ sộ này.
Ông chủ Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ: Tiền để làm gì?
Tại phiên tòa xét xử vụ tranh chấp ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ – Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên và vợ là bà Lê Hoàng Diệp Thảo ngày 20/2, ông Vũ đã bộc bạch tiền với quyền không để làm gì.
Khi bà Thảo yêu cầu ông Vũ phải chu cấp 20% cổ phần cho 4 người con, ông Vũ nói: “Bao nhiêu năm nay tôi không còn quan tâm đến chuyện tiền bạc. Tiền nhiều để làm gì để ngày hôm nay phải ngồi như thế này? Tiền và quyền để làm gì để cô phải dùng mọi thủ đoạn, sử dụng quyền làm vợ và làm mẹ để khống chế mọi chuyện?”.

Tuyên bố “tiền nhiều để làm gì” nhưng cuối cùng, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đề nghị tài sản là tiền, cổ phần, phần vốn góp sẽ được chia theo tỷ lệ ông Vũ 70% và vợ là 30%.
Vợ chồng Đặng Lê Nguyên Vũ – Lê Hoàng Diệp Thảo vốn là những doanh nhân nổi tiếng tạo thương hiệu cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan Trung Nguyên (G7).
Ngoài 13 bất động sản ước tính trên 700 tỷ đồng, vợ chồng ông chủ Tập đoàn cà phê Trung Nguyên còn sở hữu khoảng 2.000 tỷ đồng (tiền mặt, ngoại tệ, vàng), số vốn góp trong 7 công ty thuộc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên… Theo số liệu phía ông Vũ đưa ra thì tổng cộng số tài sản chung bao gồm cổ phần, tiền mặt và bất động sản có tổng trị giá gần 8.400 tỷ đồng.
Thực tế, nhiều đại gia, tỷ phú Việt cũng đã có những cách chi tiêu, dùng tiền khá ấn tượng mà khi nghe xong chỉ biết gật gù “thì ra người giàu có suy nghĩ như vậy”.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng
Tính đến năm 2022, tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang là khoảпg 6,2 tỷ USD. Với khối tài sản khủng này, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup chính là người giàu nhất Việt Nam, đứng thứ 411 người giàu nhất hành tinh.
Giàu có là vậy nhưng trong một lần chia sẻ với báo chí, ông Phạm Nhật Vượng tiết lộ: “Trong người tôi không bao giờ có đồng nào, khi đi ra ngoài cần tiêu gì đấy lại phải mượn lái xe”.
Ông Vượng có kể, trước đây, gia đình của ông khá khó khăn vì thế mục tiêu duy nhất là làm sao kiếm thật nhiều tiền để bố mẹ đỡ vất vả. Sau khi trải qua bao nhiêu nỗ lực, cố gắng, cuối cùng ông cũng đã sở hữu một khối tài sản đáпg mơ ước. Giờ đây, đối với ông công việc chỉ là đam mê, tiền bạc cũng thoải mái hơn, chỉ mong sao làm được điều gì đó để lại cho đời mà thôi.
Ông Phạm Nhật Vượng khi đi ra ngoài cần tiêu gì đấy lại phải mượn lái xe. (Ảnh: Internet)
“Đến cuối đời mình làm được cái gì? Mình có cầm được một đống tiền đi sang thế giới bên kia không? Tôi vẫn hay nói đùa với anh em là tôi mà sang bên kia chỉ cần hai tay hai vali vàng mã là đủ rồi, hơn cũng không cầm theo được”, tỷ phú Phạm Nhật Vượng chia sẻ.
Theo Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, tiền là “công cụ, phương tiện của mình làm việc”. “Trong người tôi không bao giờ có đồng nào, khi đi ra ngoài cần tiêu gì đấy lại phải mượn lái xe”, ông nói.
Năm 2018 doanh thu thuần của tập đoàn Vingroup cán mốc 122,5 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 6 nghìn tỷ đồng. Năm 2019, tập đoàn này đặt mục tiêu chuyển hướng sang công nghệ và công nghiệp.
Tuy nhiên chính tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng cho biết: “Nói đến cùng thì Vingroup đã phải là có nhiều tiền đâu để thực hiện hàng loạt dự án lớn như thế. Mình cũng phải đi vay và cứ phải lấy miền xuôi nuôi miền ngược để mà chiến đấu thôi. Nhưng các dự án đều có tính thuyết phục cao nên mới vay được và lúc nào cũng phải vay đến 50-70 nghìn tỷ, đâu phải là ít đâu”.
Nói thế để thấy tầm quan trọng phương tiện này. Đây cũng là phương tiện giúp doanh nghiệp có thể vay vốn thực hiện các dự án lớn khác của chính tập đoàn này.
Dù vậy, với tỷ phú Phạm Nhật Vượng, ông cũng chưa bao giờ xem tiền là mục tiêu bởi “không có nhu cầu gì nhiều. Cơm ăn áo mặc, nhà cửa, xe cộ… có rồi”. Mục tiêu của tỷ phú này được đề cập là “làm đẹp cho đời”.
Tỷ phú Trần Bá Dương
Một vị tỷ phú tiếng tăm khác ở Việt Nam là ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (THACO). Người đàn ông tài năng này có những mục đích kiếm tiền theo từng giai đoạn.
– Khi mới ra trường thì ông sẽ kiếm tiền để ổn định cuộc sống, tự nuôi sống bản thân, gia đình rồi bắt ƌầυ “an cư lạc nghiệp”.
– Khi đã có một số tài sản nhất định, ông tìm cách biến giấc mơ thành hiện thực, ông làm việc không chỉ vì bản thân, gia đình mà còn vì xã hội, giúp đỡ nhiều người, cống hiếп cho xã hội.
“Tôi thấy có lỗi với đất nước, xã hội nếu không tiếp tục làm việc”, tỷ phú Trần Bá Dương bày tỏ. (Ảnh: Internet)
Ông Dương cho biết “Tôi nỗ lực kinh doanh vì trách nhiệm xã hội, vì triết lý kinh doanh của Thaco là tạo ra giá trị phục vụ thông qua sản phẩm và dịch vụ của mình. Vì vậy tôi thấy có lỗi với đất nước, xã hội nếu không tiếp tục làm việc”.
Shark Nguyễn Xuân Phú
Người ta thường nói “Đừng dạy người giàu cách tiêu tiền” quả không sai. Mỗi người có một quan niệm về tiền bạc riêng. Ông Nguyễn Xuân Phú – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sunhouse thì cho rằng “tiền chỉ là một vật ngang giá, phương tiện để đạt được mục đích”.
“Vậy thì tôi nghĩ tiền nhiều chỉ có ý nghĩa cho người có tham vọng, muốn làm gì đó cho nhân loại. Nếu cá nhân nào không có tham vọng đó, không nhất thiết phải nhiều tiền làm gì. Bởi nhiều tiền có khi là khổ, chứ không hạnh phúc đâu”, ông Phú chia sẻ.
Ông Phú chia sẻ “Nhiều tiền có khi là khổ, chứ không hạnh phúc đâu”. (Ảnh: Internet)
Bầu Đức
Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), vị đại gia nức tiếng của Việt Nam từng được nhật báo tài chính hàng ƌầυ thế giới Wall Street Journal (WSJ) bình chọn là 1 trong 29 doanh nhân quyền lực nhất khu vực Đông Nam Á.
Mặc dù “tiền nhiều” là vậy nhưng ông Đức vẫn chăm chỉ làm việc. Ngoài sở hữu đội bóng ông còn kinh doanh khá nhiều mảng khác, lợi nhuận ào ạt. Ông làm việc quần quật như vậy nhưng không phải vì tiền, ông chủ HAGL từng thừa nhận. “Tôi làm việc quần quật không phải vì tiền. Tiền tôi không thiếu, xài thoải mái ba đời cũng không hết. Tôi cũng không có nhu cầu hưởng thụ”, bầu Đức chia sẻ.
Bầu Đức xả stress bằng cách xem các cầu thủ nhí đá bóng. (Ảnh: Internet)
Cách thư giãn của ông cũng cực kì “bổ rẻ”: “Hiện tại, tôi có hai cách thư giãn, đều tuyệt vời. Một là bay về phố núi Pleiku, ngồi xem cầu thủ nhí ở Học viện Bóng đá đá bóng. Các em đá vô tư, không toan tính. Hai là, tôi tự lái xe thăm vườn cao su”.
Thế mới thấy những vị tỷ phú giàu nhất Việt Nam không chỉ được ngưỡng mộ vì sự nghiệp thành công, phất lên như diều gặp gió mà bên cạnh đó chính là cách sống đơn giản, tiết kiệm, luôn lo nghĩ cho xã hội, cộng đồng… Hy vọng những “ông lớn” này sẽ có thêm nhiều hướng đi mới tạo cơ hội, công ăn việc làm cho nhiều người.
Tổng hợp