Người giàu có thì ham làm việc, Kẻ tầm thường chỉ muốn nghỉ ngơi: Cuộc đời đầy nghịch lý!

Trái với lầm tưởng của nhiều người, người thành công không hề muốn dừng lại nghỉ ngơi để tận hưởng cuộc sống, mà họ càng giàu thì càng đam mê làm việc hơn.

Nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng, điểm khác biệt lớn nhất giữa người giàu và người nghèo là tư duy. Xuất phát điểm ra sao, học vấn thế nào không quan trọng bằng việc ta sẽ hành động thế nào. Nếu chỉ mãi há miệng chờ sung, khó ai mà có thể trở nên giàu có được.

Quả thực, có một thực tế khá ngược đời là, càng là những người thành công thì lại càng tham công tiếc việc. Nhà bác học Albert Einstein có câu nói nổi tiếng rằng: “Tôi thành công không phải vì tôi thông minh, mà vì tôi đã dành nhiều thời gian hơn để suy nghĩ về các vấn đề thay vì dành thời gian để phàn nàn”.

Dưới đây là 4 tư duy của những người thành công nhất mà ai cũng nên biết:

Người càng giàu càng ham làm việc

Tỷ phú Lý Gia Thành, người giữ vị trí giàu nhất Hong Kong nhiều năm liền chỉ nghỉ hưu khi đã 90 tuổi. Ông đã tuyên bố một cách rất bình thản và nhẹ nhàng, nhưng những người trong hội trường đều vô cùng chấn động.

Tỷ phú Lý Gia Thành, người giữ vị trí giàu nhất Hong Kong nhiều năm liền chỉ nghỉ hưu khi đã 90 tuổi

Trong buổi họp báo tuyên bố việc nghỉ hưu, ông nói rằng: “Tôi bắt đầu làm việc từ năm 12 tuổi, và đến hôm nay tôi đã làm việc được 78 năm”. Lúc ấy, Lý Gia Thành đang sở hữu tài sản ròng 34,5 tỷ USD.

Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, không phải khi người giàu kiếm được nhiều tiền thì họ sẽ tận hưởng cuộc sống. Trái lại, người càng thành công thì càng làm việc chăm chỉ, cố gắng. Không ít tỷ phú thực dậy từ 4h30 để xử lý thư từ, ngay cả khi đã nghỉ trưa vẫn tìm cách làm sao để thu được 100 triệu trên bàn ăn.

Người giàu thích làm việc, người nghèo thích phàn nàn

Khi nói về bản thân, Lý Gia Thành tự nhận xét rằng: “Cuộc sống của tôi đầy rẫy những cạnh tranh và thử thách, chặng đường phía trước còn rất nhiều nhiều khó khăn. Thương trường đòi hỏi phải khôn ngoan, có tầm nhìn xa và đổi mới, quan trọng là không được bỏ cuộc”.

Thương trường đòi hỏi phải khôn ngoan, có tầm nhìn xa và đổi mới, quan trọng là không được bỏ cuộc

Vị tỷ phú này từ một thanh niên lang thang kiếm việc, đã trở thành một nhà lãnh đạo, doanh nhân thành đạt và giàu có.

Người giàu hơn ai hết hiểu rõ tầm quan trọng của sự nghiêm túc và tận tâm. Họ có một quy luật bất thành văn là: “Bạn bỏ ra bao nhiêu thì công việc đó sẽ đem lại cho bạn bấy nhiêu”.

Tỷ phú Lưu Cường Đông cũng từng chia sẻ về điều này như sau: Cho đến bây giờ, tôi vẫn chăm chỉ học tập hàng ngày, đọc sách, làm việc 16 tiếng mỗi ngày, không nghỉ cuối tuần, tại sao? Tôi hy vọng rằng mỗi ngày học tập chăm chỉ có thể khiến tôi tiến xa hơn”.

Không ngừng gia tăng giới hạn bản thân

Những người đã đủ giàu hiểu được rằng, tiền là cốt yếu nhưng đôi khi không mua được hạnh phúc. Để đồng tiền chi phối, đồng nghĩa với việc khiến bản thân trở nên dễ tổn thương và sa ngã hơn. Hãy nhớ rằng, tiền bạc chỉ là công cụ, còn con người ta sau này ra sao mới là điều quan trọng.

Muốn trở nên giàu có, nhất định phải bỏ đi những lối suy nghĩ tiểu nhân. Lỗ Tấn từng nói rằng: “Suy nghĩ quyết định vận mệnh”. Tất cả chúng ta đều sinh ra với sở trường và sở đoản, và ta nên dừng việc tập trung vào điểm yếu của mình càng sớm càng tốt. Thay vào đó, hãy trau dồi lợi thế của mình, biến mình trở thành một người vừa có tâm vừa có tầm.

Không ngừng khám phá và gia tăng giới hạn bản thân

Nếu ta quen làm những việc theo lối suy nghĩ của một người nghèo, ta sẽ chỉ có thể là một người phụ tá. Nếu ta học cách làm mọi việc với tư duy của người giàu, ta có thể sẽ trở thành ông chủ.

Vì thế, hãy dành thời gian để nâng tầm bản thân ngay từ bây giờ, bằng cách rèn luyện 4 điều này: Khả năng tư duy độc lập, khả năng học hỏi, rèn luyện kỹ năng và khả năng phân tích vấn đề.

Theo đuổi đam mê ngay khi có thể

Đây là điều mà rất nhiều tỷ phú tự thân đã khuyên nhủ, rằng ta nên làm việc vì đam mê. Gibran từng nói rằng: “Tôi đã nói rằng cuộc sống quả thực là tăm tối, trừ khi có hy vọng, và tất cả hy vọng đều mù mịt, trừ khi có kiến ​​thức, và tất cả kiến ​​thức đều vô ích, trừ khi có việc làm”.

Đôi khi chúng ta bị sự ổn định, an toàn “đánh lừa”, cho rằng đây chính là đỉnh cao sự nghiệp của mình. Thực ra, chúng ta sẽ chỉ đi từ đỉnh này sang đỉnh khác, từ núi này sang núi khác trong cuộc đời mà thôi.

Một người mãi giậm chân tại chỗ sẽ rất dễ bị đào thải, chẳng có gì là ổn định mãi mãi cả. Hãy trau dồi kỹ năng của bản thân, học hỏi nhiều hơn và theo đuổi đam mê cháy bỏng của mình ngay khi có thể.

Tổng hợp

Related Posts

Nữ tỷ phú “ngoi” lên từ đáy xã hội, biến rác thành “vàng”: Xuất thân có thể tầm thường nhưng năng lực phải phi thường, giàu hay nghèo không phải tại số

Bà Zhang Yin xuất phát điểm từ tầng lớp thấp, có thể nói là dưới “đáy xã hội”. Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng gắn liền…

“Vua đạo nhái” Trung Quốc: Copy 3 mô hình startup của Mỹ khởi nghiệp đều thành công, trở thành tỷ phú USD mặc người đời chê “lười biếng”

“Vua đạo nhái” Wang Xing khẳng định “sáng tạo không quan trọng, quan trọng là sao chép thông minh”. Doanh nhân Wang Xing là nhà sáng lập…

Hành trình lập nghiệp của Shark Lê Hùng Anh: Cậu bé phụ hồ khởi nghiệp nhờ xem phim Hàn, từng 7 lần thất bại, 35 tuổi đã có 13 năm điều hành tập đoàn đa quốc gia

Để có được thành công như ngày hôm nay Shark Lê Hùng Anh từng thất bại 7 lần. Đằng sau ý tưởng khởi nghiệp của ông đến…

Sếp FPT Đỗ Cao Bảo: Rất nhiều người Việt khởi nghiệp thất bại vì đều muốn làm ông chủ, làm giám đốc

Nhiều người Việt đang hiểu sai về bản chất của khởi nghiệp, mong muốn trở nên giàu có kiếm thật nhiều tiền, để mình thành giám đốc, làm…

Chân dung người “con nuôi” thừa kế đế chế LG hàng trăm tỷ USD: Chuẩn con nhà người ta, phá vỡ quy tắc để kết hôn với “thường dân”

Các Chaebol ở Hàn Quốc vẫn giữ vững truyền thống cha truyền con nối, LG một trong 5 Chaebol lớn nhất của Hàn không phải là ngoại…

Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương: Nếu đủ hết các nguồn lực mà không có tâm thì cũng sẽ thất bại, hãy làm đúng, làm thật ngay từ đầu

Chủ tịch THACO Trần Bá Dương từng nêu quan điểm: “Hãy làm đúng, làm thật ngay từ đầu, có tâm trước, sống với nghề, làm từ nhỏ…