Người đàn ông nghèo Tông Khánh Hậu “ngoi lên” từ đáy xã hội: 42 tuổi khởi nghiệp, 67 tuổi trở thành tỷ phú

Tỷ phú Tông Khánh Hậu khi kể về quá khứ nghèo khó, túng thiếu của mình có nói: “Có thể nói tôi từ đáy xã hội ngoi lên”. Thế nhưng gia cảnh nghèo đói không cản bước thành công của ông.

Tông Khánh Hậu (Zong Qinghou) là người sáng lập Tập đoàn Wahaha, chủ tịch kiêm tổng giám đốc hiện tại của tập đoàn, đồng thời cũng là chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp đồ uống Chiết Giang và chủ tịch Công ty TNHH Robot thông minh Zhejiang Wahaha.

Năm 2010, Tông Khánh Hậu lần đầu tiên đứng đầu Danh sách Người giàu nhất Trung Quốc theo Hurun Report. Tới tháng 5 năm 2020, ông xếp thứ 38 trên Top 500 người giàu nhất thế giới, cũng theo Hurun Report.

Để đạt được những thành công rực rỡ như vậy, Tông Khánh Hậu đã phải trải qua vô vàn nhũng khó khăn, thậm chí là “ngoi lên” từ đáy xã hội để tự thay đổi vận mệnh cuộc đời mình. Với ông, sự chăm chỉ là chìa khóa then chốt.

Người đàn ông nghèo Tông Khánh Hậu "ngoi lên" từ đáy xã hội: 42 tuổi khởi nghiệp, 67 tuổi trở thành tỷ phú
Tỷ phú Tông Khánh Hậu. (Ảnh: Internet

Vị tỷ phú “ngoi lên” từ dưới đáy xã hội

Tông Khánh Hậu sinh ngày 16/11/1945, quê ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ông là người con trai cả trong một gia đình có 5 anh em, tuổi thơ của Tông Khánh Hậu là những chuỗi ngày sống trong nghèo khổ. Sau khi chuyển nhà tới Hàng Châu, cha ông không tìm được công việc. Cả nhà chỉ sống dựa vào đồng lương ba cọc ba đồng ít ỏi của người mẹ là giáo viên tiểu học.

“Trong một thời gian dài, tôi thường xυyên thiếu cái ăn cái mặc. Có thể nói tôi đã từ dưới đáy xã hội ngoi lên”, ông Tông nói khi hồi tưởng về thời trẻ của mình.

Vì gia đình khó khăn nên sau khi tốt nghiệp cấp hai, Tông Khánh Hậu phải nghỉ học và lăn lộn kiếm sống trên các nông trường chè miền núi. Trở về quê hương để đỡ đần công việc gia đình nhưng cuộc sống khó khăn lại tiếp tục đưa đẩy Tông đến thành phố Hàng Châu. Với trình độ học vấn thấp, Tông chỉ có thể tìm được công việc quét dọn tại một trường học ở thành phố này.

“Tôi leo lên từ đáy xã hội”, ông Tông Khánh Hậu nói về con đường làm giàu của mình. Sau năm 1976, khi ông Đặng Tiểu Bình bắt đầu cải cách kinh tế Trung Quốc, ông Tông Khánh Hậu bắt đầu đi bán hàng cho các công ty cung cấp những mặt hàng thiếu hụt thời đó như thịt, xe đạp và ti vi.

Người đàn ông nghèo Tông Khánh Hậu "ngoi lên" từ đáy xã hội: 42 tuổi khởi nghiệp, 67 tuổi trở thành tỷ phú
“Có thể nói tôi từ đáy xã hội ngoi lên” đó chính là chia sẻ của tỷ phú Tông Khánh Hậu. (Ảnh: Internet)

Một trong những việc ông Tông Khánh Hậu từng làm là bán hàng cho một công ty nước giải khát. Ông bán cho các học sinh cấp 2 tại một trường ở Hàng Châu. Năm 1987, ông bắt đầu con đường kinh doanh riêng khi mở một cửa hàng cung cấp nước giải khát.

Ông Tống mất hai thập kỷ khẳng định vị trí của mình tại các vùng nông thôn, nơi thu nhập người dân tăng dần lên và sự cạnh tranh bớt khốc liệt hơn ở thành phố.

Tống cho biết thời điểm ông gặp khó khăn nhiều nhất là năm 1989, khi ông thuyết phục 2.000 công nhân trong một công ty nước giải khát do nhà nước sở hữu ra làm riêng. “Mọi người phản đối tôi, dù trước đó tôi được nhà nước chỉ định làm người đứng đầu công ty đang làm ăn thất bại. Họ nói tôi là người theo chủ nghĩa tư bản, một định nghĩa rất xấu thời bấy giờ”.

Sau khi thuyết phục được mọi người cùng mình mở công ty riêng, công việc làm ăn phát đạt hơn. “Các tranh cãi biến mất bởi kết quả kinh doanh tốt, đó là điều khiến các lời phàn nàn im bặt”, ông Tống kể.

Được hỏi về định hướng tương lai, Tống nói ông sẽ để con gái Kelly kế thừa tập đoàn khi ông nghỉ hưu. Câu nói mà ông Tống thấy tâm đắc nhất là của nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình: “Những người đã giàu nên giúp những người khác trở nên giàu có”. Tống nói ông mong muốn thực hiện điều này với những người dân của mình.

Tháng 11/1988, Wahaha giới thiệu sản phẩm nước uống dinh dưỡng đầu tiên của Trung Quốc dành cho trẻ em. Khẩu hiệu “Uống Wahaha, thưởng thức vị ngon” trở nên phổ biến trên khắp đất nước. Wahaha kiếm được 4,88 triệu NDT doanh thu bán hàng trong năm đầu tiên sau khi sản phẩm này được tung ra thị trường. Con số này đã tăng lên 27,12 triệu NDT trong năm thứ hai và vượt quá 100 triệu NDT trong năm thứ ba.

Vào tháng 4/1989, nhà máy thực phẩm dinh dưỡng trẻ em ở Hàng Châu đã được đặt tên mới là nhà máy thực phẩm dinh dưỡng Wahaha Hàng Châu, đánh dấu sự khởi đầu của công ty trên thị trường nước giải khát Trung Quốc. Wahaha có thêm sức mạnh nhờ sự phối hợp với nhà máy thực phẩm dinh dưỡng trẻ em Hàng Châu.

“Thực ra, nhiều công ty khác đã sản xuất nước giải khát dinh dưỡng khi Wahaha bước chân vào lĩnh vực này. Nhưng tôi nhận ra, không ai trong số họ sản xuất nước uống dinh dưỡng dành cho trẻ em. Và đó là lý do đưa đến sự thành công của chúng tôi”, Tông Khánh Hậu nói.

Sự chăm chỉ là chìa khóa then chốt

Kể từ những năm 1990, tỉnh Triết Giang đã khuyến khích sự phát triển của kinh tế phi nhà nước. Trong môi trường năng động đó, Wahaha nhận ra một cơ hội khác để phát triển.

Năm 1991, với sự trợ giúp của chính quyền thành phố Hàng Châu, nhà máy dinh dưỡng Wahaha đã có 100 nhân viên cùng với tài khoản tiền gửi lên đến 60 triệu NDT, đã mua lại nhà máy thực phẩm đóng hộp Hàng Châu với giá 80 triệu NDT.

Vào thời điểm đó, nhà máy thực phẩm đóng hộp Hàng Châu có hơn 2.000 nhân viên và khu vực nhà xưởng rộng 60.000 m2, nhưng tổng tài sản này vẫn thấp hơn số nợ phải trả của nhà máy.

Tập đoàn Wahaha Hàng Châu chính thức được thành lập. Với lợi thế về sản phẩm, nguồn vốn và mức độ thâm nhập thị trường, chỉ trong 3 tháng, tập đoàn này đã giúp cho phần sản xuất của nhà máy thực phẩm đóng hộp Hàng Châu sinh lợi. Năm sau đó, doanh thu bán hàng và lợi nhuận trước thuế của Wahaha đã tăng khoảng 100%.

Năm 1998, Wahaha cho ra mắt sản phẩm Future Cola để cạnh tranh trực tiếp với Coke và Pepsi. Với giá thấp và chính sách phân phối ưu đãi, Wahaha đã bán đựơc 620.000 tấn Future Cola năm 2002, chiếm 12% thị phần nước giải khát có ga.

Mức thị phần này gần với thị phần của Pepsi ở Trung Quốc. Trong khi Coke và Pepsi đã chiếm lĩnh thị trường thành phố của Trung Quốc, thì Future Cola lại chi phối thị trường nông thôn của nước này.

Ngày nay, Wahaha được xếp vào danh sách 500 doanh nghiệp công nghiệp hàng đầu Trung Quốc xét về lợi nhuận trước thuế. “Tôi là một người bình thường, sống trong một giai đoạn chuyển đổi của đất nước và nền kinh tế”, Ông nói.

Giấc mơ bán sản phẩm cho 1,3 tỷ ɴgườι Trung Quốc của Tông Kháпh Hậu đã được hiện thực hóa. Trung bình, mỗi ɴgườι Trung Quốc đã mua khoảng 10 chai Wahaha. Công ty này đã kiếm được 10 tỷ NDT (1,46 tỷ USD) năm 2003.

Nhờ đó, Wahaha đã trở thành công ty sản xuất nước giải khát lớn thứ tư đứng sau 3 người khổng lồ là Coca Cola, Pepsi và Cadbury.

Người đàn ông nghèo Tông Khánh Hậu "ngoi lên" từ đáy xã hội: 42 tuổi khởi nghiệp, 67 tuổi trở thành tỷ phú

Với ông, sự chăm chỉ là chìa khóa then chốt. (Ảnh: Internet)

Mặc dù không được học hành bài bản, bù lại Tông Khánh Hậu lại sở hữu bản năng kinh doanh nhạy bén. Ông đã nghĩ rằng sử dụng vốn quốc tế là việc làm có thể là cách tốt nhất để xây dựng một doanh nghiệp tầm cỡ thế giới.

Vì vậy, Tông đã bán 51% cổ phần của 5 nhà máy có khả năng sinh lợi nhất cho tập đoàn nước giải khát Danone của Pháp và Công ty BNP Paribas Peregrine.

Sau khi bán cổ phần, Tông Khánh Hậu vẫn tiếp tục nắm giữ vị trí lãnh đạo của liên doanh này. Ông vẫn giữ thương hiệu này, tên của chủ tịch tập đoàn, và đảm bảo rằng mức lương hưu của các cựu nhân viên và vị trí của các nhân viên hơn 45 tuổi vẫn giữ như cũ.

Năm 2006, Tông Khánh Hậu được xếp thứ 23 trong danh sách những người giàu có nhất Trung Quốc và thứ 840 trong danh sách những người giàu có nhất thế giới do Tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn với tổng tài sản ước tính lên đến 1 tỷ USD.

4 năm sau, cụ thể vào năm 2010, Tạp chí Forbes vừa công bố, Tông Khánh Hậu – Tổng giám đốc tập đoàn Wahaha Hàng Châu – là người giàu nhất Trung Quốc lục địa. Với giá trị tổng tài sản lên đến 7 tỷ USD, Tông Khánh Hậu cũng được xếp vị thứ 103 trong danh sách những người giàu nhất thế giới.

Năm 2011, Wahaha đã có doanh thu 11 tỷ USD, chiếm thị phần thứ 3 về đồ uống tại Trung Quốc, đứng sau Coca-Cola và thương hiệu Tingyi của Hong Kong. Nhờ vậy, năm 2012, Tông Khánh Hậu đã trở thành một tỷ phú thành đạt, là ông trùm ngành nước giải khát và cũng là người giàu nhất tại Trung Quốc đại lục ở độ tuổi 67.

Vào thời điểm ấy, tài sản của ông được Bloomberg định giá ở 20,1 tỷ USD, giàu thứ 30 thế giới. Năm 2013, ông được vinh danh “Doanh nhân tư nhân có đóng góp xuất sắc cho nền công nghiệp quốc gia”.

Để đạt được kết quả như vậy, không thể không nói đến sự tận tụy của ông Tông Khánh Hậu để hoàn thành trách nhiệm ngay từ ngày đầu khởi nghiệp. Tinh thần cống hiến hết mình cho công việc của ông đã trở thành một huyền thoại.

Tuy có quy mô lên tới khoảng 30.000 nhân viên nhưng ông Tông Khánh Hậu vẫn đích thân xem xét từng khoản chi phí định kỳ, bao gồm cả những lợi ích xung quanh việc áp dụng chính sách mới, thay đổi lề thói cũ, giúp hạn chế được việc lãng phí, lạm dụng chức quyền trong tập đoàn.

Hiện, trong phòng trưng bày của Tập đoàn Wahaha vẫn để một lá thư đã ố vàng, đó là lá thư bổ nhiệm, được ký ngày 6/4/1987. Năm đó, Tông Khánh Hậu trở thành trưởng phòng kinh doanh của Phòng giáo dục huyện Thượng Thành, thành phố Hàng Châu.

Vào thời điểm Tông đựơc bổ nhiệm vào vị trí nghe rất “oai” này, phòng kinh doanh đang ở trong tình trạng nợ nần và đang có nguy cơ bị giải tán. Trong khi đó, “sếp” của Tông đặt mục tiêu cho trưởng phòng kinh doanh là phải đạt lợi nhuận không thấp hơn 40.000 NDT trong năm đầu tiên.

Theo Chuyendong24.life

Related Posts

Nữ tỷ phú “ngoi” lên từ đáy xã hội, biến rác thành “vàng”: Xuất thân có thể tầm thường nhưng năng lực phải phi thường, giàu hay nghèo không phải tại số

Bà Zhang Yin xuất phát điểm từ tầng lớp thấp, có thể nói là dưới “đáy xã hội”. Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng gắn liền…

“Vua đạo nhái” Trung Quốc: Copy 3 mô hình startup của Mỹ khởi nghiệp đều thành công, trở thành tỷ phú USD mặc người đời chê “lười biếng”

“Vua đạo nhái” Wang Xing khẳng định “sáng tạo không quan trọng, quan trọng là sao chép thông minh”. Doanh nhân Wang Xing là nhà sáng lập…

Hành trình lập nghiệp của Shark Lê Hùng Anh: Cậu bé phụ hồ khởi nghiệp nhờ xem phim Hàn, từng 7 lần thất bại, 35 tuổi đã có 13 năm điều hành tập đoàn đa quốc gia

Để có được thành công như ngày hôm nay Shark Lê Hùng Anh từng thất bại 7 lần. Đằng sau ý tưởng khởi nghiệp của ông đến…

Sếp FPT Đỗ Cao Bảo: Rất nhiều người Việt khởi nghiệp thất bại vì đều muốn làm ông chủ, làm giám đốc

Nhiều người Việt đang hiểu sai về bản chất của khởi nghiệp, mong muốn trở nên giàu có kiếm thật nhiều tiền, để mình thành giám đốc, làm…

Chân dung người “con nuôi” thừa kế đế chế LG hàng trăm tỷ USD: Chuẩn con nhà người ta, phá vỡ quy tắc để kết hôn với “thường dân”

Các Chaebol ở Hàn Quốc vẫn giữ vững truyền thống cha truyền con nối, LG một trong 5 Chaebol lớn nhất của Hàn không phải là ngoại…

Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương: Nếu đủ hết các nguồn lực mà không có tâm thì cũng sẽ thất bại, hãy làm đúng, làm thật ngay từ đầu

Chủ tịch THACO Trần Bá Dương từng nêu quan điểm: “Hãy làm đúng, làm thật ngay từ đầu, có tâm trước, sống với nghề, làm từ nhỏ…