Mục sư Martin Luther King: Sự im lặng của những người bạn còn đáng sợ hơn lời lẽ của kẻ thù!

“Vào giây phút cuối cùng, điều chúng ta nhớ không phải là những lời lẽ của kẻ thù, mà là sự im lặng của những người bạn” – Câu nói truyền cảm hứng của nhà lãnh đạo được giải Nobel Hòa Bình Martin Luther King.

Ai đó đã từng nói rằng: “Có ba điều trong cuộc đời mỗi người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói và cơ hội”. Cùng với thời gian và cơ hội, lời nói của con người cũng có phần quan trọng không kém.

Im lặng hay lên tiếng và lên tiếng những gì, tưởng rằng giản đơn nhưng chưa bao giờ là một vấn đề thực sự dễ dàng. Khi nào con người cần im lặng? Khi nào thì cần lên tiếng? Và có phải bao giờ im lặng cũng là tốt, là an toàn như chúng ta vẫn nghĩ hay không?

Câu trả lời nằm tất cả trong câu nói của Martin Luther King – nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Phi, từng đạt giải Nobel Hòa Bình năm 1964: “Trong thế gian này chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu mà còn là sự im lặng đáng sợ của những người tốt”.

Cuộc sống là tổng hòa các mối quan hệ xã hội nên luôn luôn tồn tại hai loại người: tốt và xấu; vì thế, chúng ta luôn cảm thấy đau đớn, xót xa vì hàng ngày, hàng giờ vẫn có những điều đáng tiếc xảy ra, chà đạp lên các giá trị.

Con người sống không có nghĩa là tồn tại, không chỉ có hoạt động ăn và ngủ, mà đó còn là quá trình giao hòa với xã hội, đồng cảm và sẻ chia với những nỗi đau của đồng loại. Luciano De Cresehenzo nói: “Chúng ta đều là thiên thần chỉ có một chiếc cánh, và ta phải ôm lấy nhau để học bay” là như thế.

Trộm cắp, giết người, hành vi đồi bại, dùng lời nói hạ thấp giá trị người khác… Chao ôi! Chúng cứ xuất hiện nhan nhản trên những tờ báo, các trang mạng xã hội, đặc biệt là trong thời đại như hiện nay.

Thử hỏi làm sao không xót xa? Sự xót xa, đồng cảm, sẻ chia ấy là giá trị nhân bản muôn đời mà con người cần hướng tới. Phải chăng, trước những lời nói và hành động của những kẻ xấu, chúng ta luôn cảm thấy nhức nhối, xót xa và vô cùng đau đớn là vì thế?

Thế nhưng chúng ta xót xa, đau đớn không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu mà còn vì sự im lặng đáng sợ của những người tốt. Vì sao sự im lặng ấy lại là sự “im lặng đáng sợ”? Trong suy nghĩ của mọi người, người tốt luôn có tư cách đạo đức, có khả năng và trách nhiệm trong việc thực hiện những hành vi đem lại lợi ích cho cộng đồng xã hội.

Con người cần phải lên tiếng trước những vấn đề hệ trọng trong cuộc sống, bởi đó là tiếng nói của chân lí, của lẽ phải, là sự khẳng định giá trị, bản lĩnh, thể hiện sự chủ động, tự tin của bản thân, đó cũng là ước mơ, khát vọng của con người.

Nhưng dường như con người ngày càng đi ngược lại với ước mơ và khát vọng của chính mình. Thái độ thờ ơ trước những sự việc, những hành động trái với chuẩn mực đạo đức xã hội, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước nỗi đau của người khác sẽ dần làm mất nhân cách của chính mình, nhân lên căn bệnh vô cảm ở mọi người trong xã hội.

Có thể họ im lặng bởi họ bất lực khi thấy phản ứng của mình không có hiệu quả. Có thể họ im lặng vì cảm thấy cô độc, lạc lõng vì những việc tốt mình làm không nhận được sự ủng hộ của số đông.

Chúng ta thường để cuộc đời mình bị sắp xếp và điều khiển bởi hội chứng số đông. Nhưng có đôi khi người ta bước về số đông không phải vì nó đúng mà là vì họ sợ phải đứng lẻ loi một mình. Tôi tự hỏi, có bao nhiêu người trong chúng ta thời còn đi học, thậm chí ngay cả khi đã đủ trưởng thành, dám nói ra suy nghĩ của mình khi nó ngược lại với hầu hết số đông mọi người?

Và việc của chúng ta bây giờ là phải hành động khác đi, dám lên tiếng, bởi vì: “Thế giới đã phải chịu tổn thất rất lớn. Không phải vì sự tàn ác của những người xấu, mà là vì sự im lặng của những người tốt.”

Thế giới trở nên tồi tệ hơn, không phải vì sự tàn bạo của những kẻ xấu, mà vì sự im lặng của những người tốt

Napoléon Bonaparte

Cho nên để xã hội vượt qua bờ vực của sự phá sản về những giá trị tinh thần, người tốt cần phải lên tiếng và hành động để chống lại cái ác, cái xấu, cái bạo ngược; để bảo vệ, bênh vực cho cái tốt, cái thiện, cái yếu đang bị chà đạp!

Đây là một hồi chuông báo động, một bài học thức tỉnh nhẹ nhàng mà thấm thía: con người cần phải biết lên án cái xấu, biết bảo vệ nhau để tránh khỏi những thế lực đen tối chà đạp lên cuộc sống, cần xây dựng cộng đồng, tập thể tương thân, tương ái, dũng cảm phê phán hành vi bạo ngược để tất cả chúng ta đều có được cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc. 

Thế giới sẽ bị hủy diệt không phải bởi những người làm điều tàn ác, mà bởi những người đứng nhìn mà không làm gì cả

Albert Einstein

Chính Martin cũng đã từng khẳng định: “Cuộc sống chúng ta bắt đầu chấm dứt trong cái ngày mà chúng ta giữ im lặng trước những vấn đề hệ trọng”. 

Như vậy, để cuộc sống không chấm dứt, để thế giới không bị hủy diệt, mỗi chúng ta cần phải can đảm và dũng cảm lên tiếng, lên tiếng để tố cáo cái ác, để bảo vệ cho những điều tốt đẹp.

Chúng ta đang sống trong một xã hội mà những mối quan hệ công đồng đã trở nên không thể thiếu. Không ai có thể đơn độc trong cuộc sống, vì vậy, trong quá trình đấu tranh chống lại cái ác, chúng ta cần có sự đoàn kết, hỗ trợ nhằm phấn đấu cho sự phát triển chung của xã hội, để người tốt có chỗ đứng và điểm tựa.

Khi đó họ sẽ không ngần ngại bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình. Tất cả những gì chúng ta cần làm là sống dũng cảm, làm những điều tốt đẹp cho cuộc sống, và để nó tự nhân bản!

Đừng im lặng…

Related Posts

Nữ tỷ phú “ngoi” lên từ đáy xã hội, biến rác thành “vàng”: Xuất thân có thể tầm thường nhưng năng lực phải phi thường, giàu hay nghèo không phải tại số

Bà Zhang Yin xuất phát điểm từ tầng lớp thấp, có thể nói là dưới “đáy xã hội”. Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng gắn liền…

“Vua đạo nhái” Trung Quốc: Copy 3 mô hình startup của Mỹ khởi nghiệp đều thành công, trở thành tỷ phú USD mặc người đời chê “lười biếng”

“Vua đạo nhái” Wang Xing khẳng định “sáng tạo không quan trọng, quan trọng là sao chép thông minh”. Doanh nhân Wang Xing là nhà sáng lập…

Hành trình lập nghiệp của Shark Lê Hùng Anh: Cậu bé phụ hồ khởi nghiệp nhờ xem phim Hàn, từng 7 lần thất bại, 35 tuổi đã có 13 năm điều hành tập đoàn đa quốc gia

Để có được thành công như ngày hôm nay Shark Lê Hùng Anh từng thất bại 7 lần. Đằng sau ý tưởng khởi nghiệp của ông đến…

Sếp FPT Đỗ Cao Bảo: Rất nhiều người Việt khởi nghiệp thất bại vì đều muốn làm ông chủ, làm giám đốc

Nhiều người Việt đang hiểu sai về bản chất của khởi nghiệp, mong muốn trở nên giàu có kiếm thật nhiều tiền, để mình thành giám đốc, làm…

Chân dung người “con nuôi” thừa kế đế chế LG hàng trăm tỷ USD: Chuẩn con nhà người ta, phá vỡ quy tắc để kết hôn với “thường dân”

Các Chaebol ở Hàn Quốc vẫn giữ vững truyền thống cha truyền con nối, LG một trong 5 Chaebol lớn nhất của Hàn không phải là ngoại…

Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương: Nếu đủ hết các nguồn lực mà không có tâm thì cũng sẽ thất bại, hãy làm đúng, làm thật ngay từ đầu

Chủ tịch THACO Trần Bá Dương từng nêu quan điểm: “Hãy làm đúng, làm thật ngay từ đầu, có tâm trước, sống với nghề, làm từ nhỏ…