Lấy vợ, sinh con trước thì mới có động lực để làm giàu: Tư duy của đàn ông không có chí tiến thủ khiến cuộc đời mãi chẳng ngóc lên được!

Tại sao người giàu có thì kết hôn muộn, sinh rất ít con. Trong khi đó, thu nhập thấp, nghèo khó thì lại kết hôn sớm, đẻ nhiều?

Chuyện của bao người

Chạm mốc 27 tuổi, sự nghiệp chưa đến đâu, tôi vẫn làm nhân viên văn phòng bình thường, sáng nhanh nhanh chóng chóng đi làm, tối về làm mấy ván game cũng đã hết ngày. Đồng lương ăn tiêu ngay trong tháng đó là cũng đã cạn, tiết kiệm chẳng được là bao, chưa thể mơ đến mua xe, mua nhà gì.

Nhưng ba mẹ tôi nay cũng đã quá mốc 60 tuổi, nhiều nỗi lo trong người nên thấy con trai đến tuổi này vẫn chưa có ý định gì, nên sống chết đòi kết hôn để sinh cho cụ đứa cháu để bế bồng. 

Tôi không muốn kết hôn sớm như vậy khi chưa hề giàu có, khá giả. Nhưng các cụ đều khuyên bảo tôi, nói rằng: “Lấy vợ, đẻ con rồi tức khắc mày sẽ có động lực mà làm giàu. Chứ chờ giàu thì khác gì nằm chờ sung rụng?”.

Nghĩ về tuổi già của ba mẹ, sự nghiệp bình bình của mình, tôi đành đồng ý nhận mối được họ hàng giới thiệu và lễ kết hôn được tổ chức sau đó chỉ mấy tháng.

Kết hôn xong, hai vợ chồng tôi nhanh chóng có con. Mẹ tôi mừng lắm, cứ nói đi nói lại là lộc đến rồi đấy, có con có cháu như vậy chắc chắn sẽ ngày càng ăn nên làm ra. Cứ thế hai vợ chồng đẻ liền 2 đứa. Hai bên gia đình nội ngoại vẫn cứ hồ hởi xắn tay sốt sắng nuôi cháu, người giúp cái này, người hộ cái kia.

Công việc của hai vợ chồng thì nhàn nhạt, không thấy tiến thủ bởi cái vòng xoáy con cái, gia đình ngay trước ngưỡng cửa tạo dựng sự nghiệp. Tiền nhà cửa, mua sữa, mua bỉm, ăn uống hàng ngày vẫn phải trông cậy vào bố mẹ, dù các cụ cũng chỉ có vài đồng lương hưu ít ỏi tích góp được.

Sống với nhau mấy năm nay, đẻ được mấy đứa con rồi, tôi vẫn chưa thấy động lực làm giàu của mình đâu. Chỉ thấy ngày càng lo lắng về tương lai, bố mẹ đã già cả, các cháu thì sắp đến tuổi đến trường, đủ các khoản nọ kia. Tôi bắt đầu thấy hối hận rồi!

Hy vọng vào một tương lai ‘đồng cam cộng khổ’

Yên bề gia thất vốn luôn là điều ai ai cũng mong mỏi. Tuy nhiên, nhiều người đến ngưỡng tuổi mà xã hội coi là nên có một người bạn đời “đồng cam cộng khổ” để cùng lèo lái gia đình đã bỏ qua sự sẵn sàng về mặt vật chất, tinh thần chỉ để kết hôn.

Nhiều người lạc quan thái quá mà vin vào câu: “Đồng vợ đồng chồng, tát biển Đông cũng cạn”. Biển Đông dĩ nhiên sẽ không thể nào tát cạn, nên sự đồng lòng của vợ chồng chỉ có giá trị an ủi mà thôi. Còn khi làm chủ gia đình, đứng trước biết bao áp lực tiền bạc, con cái, nhà cửa…lắm điều làm cho hôn nhân rạn nứt có thể xảy ra. Bởi thế bây giờ tỷ lệ ly hôn tăng là như vậy.

Chúng ta không thể bắt giới trẻ khởi động một quy trình ngược, đó là “kết hôn, sinh con, rồi làm giàu”. Hãy đảo ngược quy trình này lại, hãy để cho con cái làm việc, tạo dựng sự nghiệp rồi hãy tính đến chuyện lập gia đình. Xây dựng một ngôi nhà, luôn cần nền móng vững chắc. Lập gia đình thì cần vững chắc hơn nữa.

Tất nhiên, cũng có những người cho rằng: “Bao giờ mới được coi là giàu. Chờ giàu là chờ đến bao giờ?”. Họ cho rằng đàn ông kết hôn, bắt đầu phải quán xuyến việc tại gia nên áp lực này sẽ dần tự rèn họ trở nên trưởng thành hơn. Giàu là một khái niệm hoàn toàn chủ quan. Nên dù có ở một mình hay có người bạn đời, thì đều có thể “liệu cơm gắp mắm” sao cho phù hợp với hoàn cảnh.

Đồng vợ đồng chồng tát biển đông cũng cạn. Cưới được vợ tốt làm hậu phương vững chắc thì hoàn toàn xứng đáng. Chưa kể, nguồn tài chính từ vợ và gia đình vợ cũng có thể trợ giúp 2 vợ chồng trong những năm đầu của cuộc sống hôn nhân, cũng có thể tạo thành nguồn vốn để kinh doanh dần dần.

Sự vô trách nhiệm của một người trưởng thành?

Nhưng viễn cảnh đầy triển vọng trên có áp dụng cho tất cả mọi người?

Nhiều ‘cậu ấm’ sống quen trong sự đùm bọc của gia đình đã lâu nên không thể thoát khỏi tổ kén của chính mình để lập nghiệp cho nên, kết hôn cho đúng. Sau khi lấy vợ, đẻ con, cũng có rất nhiều trường hợp đáng buồn là vợ chồng đẩy gánh nặng đó lên vai bố mẹ mình, nào là chăm sóc cháu, hỗ trợ về tiền bạc.

Tuổi già của các cụ đáng lẽ được nghỉ ngơi sau bao năm vất vả bây giờ lại phải vắt óc tìm cách chăm cháu, hỗ trợ con, có ít tiền để lo cho tuổi già cũng lại dốc hết cho con. Liệu đây có phải là báo hiếu hay hành hạ?

Nhìn xung quanh mọi người trong xã hội thử xem: tại sao người giàu có thì kết hôn muộn, sinh rất ít con. Trong khi đó, thu nhập thấp, nghèo khó thì lại kết hôn sớm, đẻ rõ nhiều. Cha mẹ làm lụng cả ngày, con cái đầy nhà, không có thời gian chăm lo từng đứa một. Hậu quả là nhiều đứa trẻ khó mà học hành đến nơi đến chốn và rồi nghèo khó, nhận thức kém truyền kiếp cả sang đời con cháu.

Hãy suy nghĩ kĩ cách trả lời cho câu hỏi trước khi lấy vợ đẻ con: Có chăm sóc được cho con hay không? Chăm sóc con như thế nào? Có dành thời gian được cho con không? Sinh con là một chuyện, nuôi nấng, giáo dục còn nặng trách nhiệm hơn rất nhiều.

Đừng để những quyết định bất đồng ảnh hưởng tới cuộc đời của thế hệ sau.

Tất nhiên có những trường hợp ngoại lệ, nhưng hãy suy nghĩ kĩ để không phải đánh cược vào số phận của mình, và số phận của nhiều con người khác. Nếu có điều kiện kinh tế thì mới lấy vợ, đẻ con và phải tự có trách nhiệm với gia đình của mình chứ đừng đẩy gánh nặng đó cho bố mẹ và xã hội.

Theo Doanh nghiệp và tiếp thị

Related Posts

Nữ tỷ phú “ngoi” lên từ đáy xã hội, biến rác thành “vàng”: Xuất thân có thể tầm thường nhưng năng lực phải phi thường, giàu hay nghèo không phải tại số

Bà Zhang Yin xuất phát điểm từ tầng lớp thấp, có thể nói là dưới “đáy xã hội”. Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng gắn liền…

“Vua đạo nhái” Trung Quốc: Copy 3 mô hình startup của Mỹ khởi nghiệp đều thành công, trở thành tỷ phú USD mặc người đời chê “lười biếng”

“Vua đạo nhái” Wang Xing khẳng định “sáng tạo không quan trọng, quan trọng là sao chép thông minh”. Doanh nhân Wang Xing là nhà sáng lập…

Hành trình lập nghiệp của Shark Lê Hùng Anh: Cậu bé phụ hồ khởi nghiệp nhờ xem phim Hàn, từng 7 lần thất bại, 35 tuổi đã có 13 năm điều hành tập đoàn đa quốc gia

Để có được thành công như ngày hôm nay Shark Lê Hùng Anh từng thất bại 7 lần. Đằng sau ý tưởng khởi nghiệp của ông đến…

Sếp FPT Đỗ Cao Bảo: Rất nhiều người Việt khởi nghiệp thất bại vì đều muốn làm ông chủ, làm giám đốc

Nhiều người Việt đang hiểu sai về bản chất của khởi nghiệp, mong muốn trở nên giàu có kiếm thật nhiều tiền, để mình thành giám đốc, làm…

Chân dung người “con nuôi” thừa kế đế chế LG hàng trăm tỷ USD: Chuẩn con nhà người ta, phá vỡ quy tắc để kết hôn với “thường dân”

Các Chaebol ở Hàn Quốc vẫn giữ vững truyền thống cha truyền con nối, LG một trong 5 Chaebol lớn nhất của Hàn không phải là ngoại…

Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương: Nếu đủ hết các nguồn lực mà không có tâm thì cũng sẽ thất bại, hãy làm đúng, làm thật ngay từ đầu

Chủ tịch THACO Trần Bá Dương từng nêu quan điểm: “Hãy làm đúng, làm thật ngay từ đầu, có tâm trước, sống với nghề, làm từ nhỏ…