Phụ nữ không kiếm được tiền, phải phụ thuộc chồng đã khổ, đàn ông phụ thuộc vợ còn khổ hơn. Không kiếm được tiền, mất quyền lên tiếng!
Tin chú H. của tôi đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan khiến anh em họ hàng ngạc nhiên. Người ta đang mong như chú chẳng được, chỉ cần ở nhà trông nhà “cho có hơi người”, còn thích ăn gì thì ăn, thích làm gì thì làm, sao tự dưng lại phải lặn lội xứ người cho vất vả. Tiền nhà chú đâu có thiếu?
Đúng thế. Nếu nói về tiền, vợ chồng chú H. thuộc top đầu thị trấn quê miền núi này. Nhà riêng ba tầng tiện nghi. Ô tô vợ chồng mỗi người một chiếc sang chảnh. Đất đầu tư mấy miếng rải rác khắp nơi.
Hồi chưa có dịch COVID-19, tuần nào chú cũng tổ chức ăn uống hát hò ở nhà, mời anh em bè bạn đến chung vui. Có điều chú luôn phải sống một mình, vợ và hai con gái chú đều đi làm ở Hà Nội.
Theo lời thím, chú chỉ việc ở nhà trông nhà và duy trì các mối quan hệ cần thiết với họ hàng như ma chay cưới hỏi giỗ chạp mà thôi, chứ tiền chú muốn bao nhiêu, thím “bơm” đầy ví bấy nhiêu.

Vậy mà chú H vẫn chọn cách ra đi… kiếm tiền. Chú bảo tiêu đồng tiền mình làm ra nó khác với tiền tự dưng mà có được, nhất là tiền… vợ cho hàng tháng.
Về phía phụ nữ, có rất nhiều chị em tâm sự với nhau rằng khi lấy chồng, thời gian nghỉ sinh con không kiếm ra tiền, phải phụ thuộc chồng cả gói băng vệ sinh nho nhỏ đã khổ tâm lắm rồi.
Rõ ràng mình đâu có ở nhà ăn bám, mình quần quật cả ngày chăm lo cho con nhỏ, là con của chồng, là cháu nội của gia đình chồng, nhưng vẫn bị họ coi như một kẻ ăn bám ngứa mắt. Những người đàn ông kiếm ít tiền hơn vợ, hay thậm chí thất nghiệp cũng đâu có sung sướng hơn.

Cậu Toàn bạn tôi vốn cũng nhanh nhẹn, chăm chỉ, có chí hướng, nhưng chưa gặp thời, hoặc làm sai cách, nên vừa gây dựng được một công ty nhỏ, mới đi vào hoạt động vài tháng đã phá sản. Nợ nần chồng chất, Toàn phải làm đủ việc để trả nợ.
Thật may là năm sau vợ Toàn lại làm ăn phát đạt, chẳng mấy đã trả hết nợ cho chồng. Nhưng cô như người một lần bị rắn cắn, mười năm sau vẫn sợ sợi dây thừng, sau khi đã giải quyết xong nợ nần, cô yêu cầu Toàn ở nhà giúp cô trông nom con cái, đưa chúng đi học đúng giờ và đón chúng về đúng lúc.
Không phải cô thiếu tiền thuê người giúp việc, chỉ là cô không muốn Toàn lại ra ngoài lao vào việc đầu tư các kiểu, mà theo cô, thành công không thấy, chỉ thấy thất bại nhãn tiền.
Mấy tháng sau, tôi thấy Toàn đi làm. Công việc đưa hàng vất vả, chạy xe suốt ngày “bạc cả mặt”, nhưng Toàn vẫn thuê người giúp việc. Toàn bảo: “Tôi đi làm như thế này, lương tháng còn thấp hơn cả người giúp việc nhà tớ, nhưng tôi vẫn chọn đi làm. Trong cuộc sống gia đình, nhiều khi có những việc tưởng như đơn giản mà lại rắc rối vô cùng.
Bất cứ là ai, đàn ông hay đàn bà, cứ không kiếm được tiền là mất quyền lên tiếng. Từ việc nhỏ như chọn cho con học thêm môn nào, hay bỏ môn nào, đến việc đi đám cưới mừng bao nhiêu tiền, đi đám ma viếng bao nhiêu trăm, nói chung, dù vất vả, kiếm được tiền ít còn hơn không”.
Rất nhiều gia đình đã chọn cách thuê người giúp việc, thậm chí giao cả việc giáo dục con cái cho người giúp việc, chỉ vì họ mải đuổi theo cái gọi là “tiền bạc” và “tự trọng”. Vì sao mà thế? Chẳng phải là không ai trong số họ chọn cách ứng xử văn hóa nhất đối với chính người mà họ yêu thương nhất, và người yêu thương họ nhất hay sao?
Đàn bà không kiếm ra tiền mất quyền lên tiếng, đừng tin câu: Ở nhà anh nuôi
Là một phụ nữ, tôi ghét cay ghét đắng những người đàn ông nào nói 4 từ “Ở nhà anh nuôi” với vợ mình. Bởi vì tôi thấy những người đàn ông nào dù với ý hoàn toàn thương vợ nói 4 từ này với chị em cũng thấy thật ích kỷ, bất công.
Tôi đã từng trải qua những ngày tháng dại dột nhất của cuộc đời mình. Đó chính là việc nghe theo lời dụ dỗ mật ngọt của chồng mà chấp nhận sống tầm gửi, ở nhà chồng nuôi. Cụ thể, trước khi kết hôn, tôi vẫn làm nhân viên phòng sale với lương tháng 6 triệu đồng, cộng với hoa hồng các khoản, mỗi tháng cũng được lương khoảng 10 triệu. Còn chồng tôi làm kỹ thuật, lương tháng của anh được 18 triệu.

Sau khi kết hôn và sinh con, chồng tôi dụ ngon dụ ngọt:
“Giờ 2 bà nội ngoại chẳng ai lên chăm cháu được thì em nghỉ làm ở nhà nuôi con đi. Ở nhà anh sẽ nuôi em”.
Tôi quyết định nghỉ làm ở nhà sau khi được câu nói như cởi mở tấm lòng trên của chồng. Lúc ấy tôi còn nghĩ chắc anh đã thấy rõ tầm quan trọng của tôi với anh và con như thế. Vì thế tôi rất vui vẻ xin nghỉ việc ở nhà chồng nuôi.
Ban đầu, dù ở nhà chồng nuôi nhưng cuộc sống của 2 mẹ con tôi vẫn màu hồng lắm. Anh vẫn đưa hết tiền lương cho 2 mẹ con tiêu rất đều đặn. Rồi đi làm về là anh chạy vào ôm vợ con hít hà bảo nhớ, thèm cơm nhà vì vợ nấu cơm ngon, canh ngọt.
Bẵng đi được 1 thời gian khoảng 1-2 năm đầu xong thì chồng tôi bắt đầu thay đổi thái độ. Anh đi làm về là mặt mũi sa sầm. Đặc biệt anh coi thường vợ ra mặt. Mở miệng là anh bảo:
“Cô ở nhà làm gì, chỉ ở nhà ôm con thôi mà sao nấu bữa cơm cũng chậm trễ thế này”
“Đàn bà suốt ngày ở trong xó bếp thì biết gì mà nói”
“Cô là người vợ vô dụng”
Đi đâu, chồng tôi không còn có nghĩa vụ phải báo cáo về cho vợ. Anh thích đi mấy giờ thì đi, thích bao giờ về thì về. Đến tháng lấy lương thì lập tức anh ném tiền vào mặt tôi như bố thí.
“Đây tiền của 2 mẹ con cô, cô cầm lấy thích làm gì thì làm. Đã ăn bám lại còn biết tiêu tiền giỏi nữa. Chỉ khổ cái thằng này thôi”.
Nhiều lần nghe chồng nói như vậy mà tôi tủi thân trào nước mắt. Khi con 4 tuổi, tôi quyết định gửi con đi lớp mặc kệ chồng ngăn cản không cho đi để bắt đầu đi làm. Dù đi làm khi con còn nhỏ, những người mẹ rất bận rộn và vất vả. Nhưng tôi không 1 câu kêu than và luôn cố gắng vì muốn thoát ra khỏi cảnh ăn bám chồng này.
Dần dần, nhờ cố gắng trong công việc mà tôi đã có mức lương cao hơn. Hiện sau 2 năm đi làm lại, mức lương của tôi đã được 15 triệu đồng. Tôi cũng bán hàng online thêm. Nhờ vậy mà lương của tôi chẳng kém gì của chồng. Chồng tôi lúc này mới im bặt, không dám khinh thường vợ câu nào.
2 năm nay, tôi không còn phải chạnh lòng hay tủi thân mỗi khi nhắc đến tiền nữa. Hàng tháng 2 vợ chồng đều bỏ ra khoảng 70% thu nhập để chi tiêu gia đình, tiết kiệm. Còn lại thì giữ 1 chút tiêu pha riêng. Vợ chồng lúc nào cũng hòa thuận, ấm êm. Chồng cũng tôn trọng tôi, làm việc gì lớn nhỏ cũng hỏi ý kiến vợ.
Hình như vị thế của tôi từ khi đi làm kiếm ra tiền đã được nâng lên hẳn 1 tầm cao mới trong mắt chồng.Chính bởi thế, từ khi đi làm, tự chủ về kinh tế, tôi mới thấy, đàn bà không kiếm ra tiền thì mất có quyền lên tiếng trong nhà. Đặc biệt, các phụ nữ đừng bao giờ dại dột tin vào lời hứa: “Ở nhà anh nuôi” của mọi đàn ông.
Bởi đàn bà ở nhà, suốt ngày quanh quẩn trong 4 bức tường thì trong mắt chồng cũng như người nhà chồng, bạn chẳng khác gì ô sin nhà họ. Vì thế khi bị chửi rủa là loại ăn bám, bạn có mệt mỏi cũng chẳng dám kêu than.
Còn khi bạn đã đi làm thì bạn hoàn toàn có thể tự tin nói rằng: “Tôi kiếm được tiền và đủ nuôi bản thân cũng như con cái của mình”.
Hơn nữa, cánh mày râu ạ, cũng đừng bao giờ ích kỷ bắt vợ ở nhà nuôi con để rồi lại bảo cô ấy ăn bám nhé. Nếu nghĩ vậy, hãy tạo điều kiện cho vợ ra ngoài đi làm vừa thể hiện năng lực, vừa kiếm tiền, vừa có thêm nguồn vui.
Tóm lại, đàn bà ạ, đừng bao giờ nghĩ ở nhà chồng nuôi là sướng nhé. Vì chỉ có đàn bà ngốc mới tin những ời hứa hẹn này. Ngược lại, luôn phải tìm cách độc lập về tài chính dù có chồng giàu hay nghèo.
Có tiền trong tay, bạn có thể thoải mái mặc đẹp, ăn diện hay cho bố mẹ đẻ tùy thích mà không phải ngửa tay xin chồng. Vài lời chia sẻ cùng với các chị em. Các chị em có ý kiến gì thì cứ comment bên dưới để chúng ta chia sẻ cùng nhau nhé.

Tham khảo: Yêu gia đình, web trẻ thơ