Chuyện khởi nghiệp của “cha đẻ” Phở Thìn 13 Lò Đúc: Tạo ra công thức phở tái lăn trứ danh, dùng “chiêu độc” để kéo khách từ quán bên cạnh

Hơn 43 năm trôi qua, cơ sở Phở Thìn ở 13 Lò Đúc của ông Nguyễn Trọng Thìn vẫn là điểm dừng chân quen thuộc của nhiều người thực khách Hà Nội.

“Cha đẻ” của món phở Thở Thìn 13 Lò Đúc là ông Nguyễn Trọng Thìn, sinh năm 1952. Sau khi tốt nghiệp Khoa điêu khắc của trường Mỹ thuật Công Nghiệp, ông Thìn về công tác tại Xưởng Mỹ Thuật thuật thuộc Đài truyền hình Việt Nam.

Sau đó do kinh tế khó khăn, ông Thìn nghỉ việc ở Xưởng Mỹ Thuật để ra ngoài làm kinh tế. Quyết định này, như ông chia sẻ cũng là nguyên nhân khiến ông và vợ chia tay

Chỉ vì tôi bỏ việc, vợ tôi bỏ tôi. Đây là điều sâu sắc nhất trong đời tôi, cô ấy không tin tôi đủ sức làm điều cá nhân, lúc bấy giờ là cuối những năm 79-80“, ông Thìn kể lại với phóng viên trong một bài phỏng vấn vào năm 2019.

Chuyện khởi nghiệp của "cha đẻ" Phở Thìn 13 Lò Đúc: Sáng tạo ra công thức phở khác biệt, dùng "chiêu độc" để kéo khách từ quán bên cạnh - Ảnh 1.
Cha đẻ Phở Thìn 13 Lò Đúc: ông Nguyễn Trọng Thìn

Năm 1979, ông Thìn mở quán Phở Thìn ở chính địa chỉ 13 Lò Đúc là ngôi nhà mà cha mẹ ông mua từ thời Pháp. Khi đó, bên cạnh nhà ông có quán phở nhà bà Vũ, khách xếp hàng dài từ đầu đường tới cuối đường.

Nhận thấy cơ hội khi đã có sẵn lượng khách, ông Thìn mày mò những công thức khác nhau để cho ra đời thứ nước dùng như ý và kỹ thuật xào thịt bò trên lửa nóng ở nhiệt độ cao, chỉ xào một lần không tái mà không kỹ. Thịt bò sau đó cho vào tô phở rồi mới chan nước dùng, cách làm khác hoàn toàn với các hàng phở khác cùng thời.

Chuyện khởi nghiệp của "cha đẻ" Phở Thìn 13 Lò Đúc: Sáng tạo ra công thức phở khác biệt, dùng "chiêu độc" để kéo khách từ quán bên cạnh - Ảnh 2.
Hình ảnh tô phở Thìn 13 Lò Đúc

Phở ông Thìn nấu được mọi người khen ngợi nhưng thời gian đầu chưa có khách trong khi bên quán bà Vũ, khách vẫn xếp hàng lũ lượt khiến ông Thìn không khỏi sốt ruột. Ông đun chảo mỡ nóng già, ném hành tỏi, gừng và thịt bò thái mỏng, đảo nhanh, bén lửa rồi hắt vào lò.

Nhanh chóng, mùi thơm ngào ngạt tỏa ra khiến thực khách bị thu hút. Chưa biết ngon hay không nhưng ngửi thấy mùi thơm, khách hàng dần sang ăn thử.

Cuối cùng, đoàn người xếp hàng dài bên nhà bà Vũ chuyển sang ăn phở ông Thìn. Bà Vũ bán nhà đi nơi khác.

Ông Thìn cho rằng khi đó cũng không có lựa chọn nào khác. Ông làm việc của riêng mình, miễn là không vi phạm pháp luật. Tạm gọi theo bây giờ là cạnh tranh lành mạnh. Tất nhiên, với đồ ăn thức uống, hữu xạ tự nhiên hương, khi hương vị đủ ngon để chinh phục khách hàng, rất nhanh sẽ có vị trí riêng.

Trải qua 30 năm hình thành và phát triển, thương hiệu phở Thìn Lò Đúc đã có chỗ đứng trong làng ẩm thực Hà Thành, được nhiều thực khách yêu mến. Tại thủ đô, ngoài địa chỉ số 13 Lò Đúc là “trụ sở” chính, còn có một số cơ sở khác như tại Mỹ Đình, Hoàng Ngọc Phách… Thương hiệu Phở Thìn 13 Lò Đúc cũng đã có mặt tại nhiều tỉnh thành khác như Thanh Hóa, Hải Phòng, Hải Dương dưới hình thức nhượng quyền.

Thương vụ nhượng quyền đặc biệt nhất của ông Thìn là hợp tác với Tập đoàn Vingroup đưa Phở Thìn Lò Đúc vào hệ thống resort và khách sạn Vinpearl, thương hiệu nghỉ dưỡng 5 sao chuẩn quốc tế của tập đoàn Vingroup.

Ông Thìn cũng từng chia sẻ nhận lời tới khắp các cơ sở của Vinpearl để dạy nấu phở, “Một cách đến nơi đến chốn, không hời hợt, không giấu nghề và cũng không lấy một đồng chi phí nào”, ông Thìn trả lời phỏng vấn năm 2019.

Chuyện khởi nghiệp của "cha đẻ" Phở Thìn 13 Lò Đúc: Sáng tạo ra công thức phở khác biệt, dùng "chiêu độc" để kéo khách từ quán bên cạnh - Ảnh 3.
Hình ảnh phở 13 Lò Đúc trong Vinpearl

Bên cạnh đó, phở Thìn 13 Lò Đúc cũng đã ra khỏi biên giới Việt Nam, có mặt tại thành phố Nhật Bản, Úc, Indonesia, Hàn Quốc, Mỹ. Nói về lý do chọn Úc, ông Thìn trả lời báo Thanh Niên: “Tôi chọn nước Úc là điểm đến thứ hai bởi cũng như Nhật thì Úc là một thị trường khó tính vì thế tôi muốn thử thách mình ở trạng thái khó tính nhất”.

Mặc dù nổi tiếng, thương hiệu Phở Thìn 13 Lò Đúc hiện đang đối mặt với những thông tin trái chiều liên quan đến việc nhượng quyền, sở hữu thương hiệu,…

Theo Nhịp sống thị trường

Related Posts

Nữ tỷ phú “ngoi” lên từ đáy xã hội, biến rác thành “vàng”: Xuất thân có thể tầm thường nhưng năng lực phải phi thường, giàu hay nghèo không phải tại số

Bà Zhang Yin xuất phát điểm từ tầng lớp thấp, có thể nói là dưới “đáy xã hội”. Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng gắn liền…

“Vua đạo nhái” Trung Quốc: Copy 3 mô hình startup của Mỹ khởi nghiệp đều thành công, trở thành tỷ phú USD mặc người đời chê “lười biếng”

“Vua đạo nhái” Wang Xing khẳng định “sáng tạo không quan trọng, quan trọng là sao chép thông minh”. Doanh nhân Wang Xing là nhà sáng lập…

Hành trình lập nghiệp của Shark Lê Hùng Anh: Cậu bé phụ hồ khởi nghiệp nhờ xem phim Hàn, từng 7 lần thất bại, 35 tuổi đã có 13 năm điều hành tập đoàn đa quốc gia

Để có được thành công như ngày hôm nay Shark Lê Hùng Anh từng thất bại 7 lần. Đằng sau ý tưởng khởi nghiệp của ông đến…

Sếp FPT Đỗ Cao Bảo: Rất nhiều người Việt khởi nghiệp thất bại vì đều muốn làm ông chủ, làm giám đốc

Nhiều người Việt đang hiểu sai về bản chất của khởi nghiệp, mong muốn trở nên giàu có kiếm thật nhiều tiền, để mình thành giám đốc, làm…

Chân dung người “con nuôi” thừa kế đế chế LG hàng trăm tỷ USD: Chuẩn con nhà người ta, phá vỡ quy tắc để kết hôn với “thường dân”

Các Chaebol ở Hàn Quốc vẫn giữ vững truyền thống cha truyền con nối, LG một trong 5 Chaebol lớn nhất của Hàn không phải là ngoại…

Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương: Nếu đủ hết các nguồn lực mà không có tâm thì cũng sẽ thất bại, hãy làm đúng, làm thật ngay từ đầu

Chủ tịch THACO Trần Bá Dương từng nêu quan điểm: “Hãy làm đúng, làm thật ngay từ đầu, có tâm trước, sống với nghề, làm từ nhỏ…