Chàng trai Đặng Lê Nguyên Vũ vô địch Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 22

Chàng trai Đặng Lê Nguyên Vũ đã bất ngờ lật ngược trế trận ở câu hỏi cuối cùng để giành chức vô địch Olympia với 205 điểm. Cậu xúc động ngay trên sân khấu.

Thí sinh Đặng Lê Nguyên Vũ xuất sắc khi liên tục dẫn đầu cuộc đua trong trận chung kết. Ảnh: Phạm Thắng.

4 gương mặt xuất sắc vào chung kết Olympia lần thứ 22 gồm: Đặng Lê Nguyên Vũ (THPT Bắc Duyên Hà, Thái Bình), Vũ Bùi Đình Tùng (THPT chuyên Trần Phú, Hải Phòng), Bùi Anh Đức (THPT chuyên Sơn La, Sơn La) và Vũ Nguyên Sơn (THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, Hà Nội).

Đặng Lê Nguyên Vũ liên tục dẫn đầu

Ởphần thi Khởi động, thí sinh trả lời đúng được 10 điểm, sai bị trừ 5 điểm. Tính chất gay cấn của cuộc thi chung kết được thể hiện qua 3 lượt câu hỏi hóc búa. Tương quan điểm số của 4 nhà leo núi thay đổi liên tục.

Kết quả, Nguyên Vũ tạm dẫn đầu với 75 điểm. Xếp sau lần lượt là Nguyên Sơn, Anh Đức và Đình Tùng với lần lượt 50, 40, 30 điểm.

Trước đó, trong video giới thiệu, Nguyên Vũ bày tỏ mong muốn học ngành Công nghệ thông tin trong tương lai để giúp cho sự phát triển của các ngành nghề truyền thống của quê hương Thái Bình.

Chung ket Olympia 2022 anh 1
Nguyên Vũ liên tục dẫn đầu sau các phần thi. Ảnh: Phạm Thắng.

Cô Vũ Thị Ngân, Hiệu trưởng trường THPT Bắc Duyên Hà, cho biết Nguyên Vũ là học sinh bản lĩnh, tự tìm tòi học hỏi, thông minh và tự tin.

Đình Tùng gây bất ngờ khi sớm dừng chân ở vòng thi Vượt chướng ngại vật. Ô chữ của chung kết năm có 16 chữ cái. Khi câu hỏi cầu tiên còn chưa được lật mở, nam sinh đã bất ngờ nhấn chuông trả lời .

Tuy nhiên, câu trả lời “phát triển bền vững” chưa phải là đáp án. Cuộc chơi tiếp tục với 3 nhà leo núi.

Sau vòng thi thứ 2, Nguyên Vũ tiếp tục dẫn đầu với 105 điểm. Nguyên Sơn xếp sau với 70 điểm. Anh Đức có 50 điểm và Đình Tùng 30 điểm.

Đình Tùng gây bất ngờ khi sớm dừng chân ở vòng thi Vượt chướng ngại vật. Ảnh: Phạm Thắng.

4 nhà leo núi bám đuổi điểm số

Phần thi Tăng tốc là cuộc so tài của 4 thí sinh về khả năng tư duy, xâu chuỗi dữ liệu và đánh máy nhanh nhạy.

Nguyên Vũ được mệnh danh là “ông vua Tăng tốc” hay “vua tốc độ” khi là thí sinh duy nhất của năm 22 giữ kỷ lục 160/160 điểm ở phần thi này.

Trải qua 4 cơ hội ghi điểm, Nguyên Vũ tiếp tục dẫn đầu với 175 điểm. Nguyên Sơn là thí sinh có điểm số cao thứ 2 với 140 điểm. Trong khi đó, Anh Đức bám sát với 130 điểm. 90 là điểm số của Đình Tùng.

Tại trường quay S14, Huỳnh Anh Vũ (THPT Tăng Bạt Hổ, Bình Định), quán quân Olympia năm thứ 8, bất ngờ xuất hiện và đọc câu hỏi cho 4 điểm cầu.

Huỳnh Anh Vũ là một trong hai sinh viên xuất sắc được giữ lại làm giảng viên ngành Kinh tế sau khi tốt nghiệp trường Swinburne. Đây là phần thi vui giữa 4 cầu truyền hình Thái Bình, Hải Phòng, Sơn La và Hà Nội.

Chung ket Olympia 2022 anh 2
Nguyên Sơn có màn rượt đuổi tỉ số sát sao với Nguyên Vũ. Ảnh: Phạm Thắng.

4 thí sinh chạy nước rút

Với điểm số dẫn đầu, Nguyên Vũ là người đầu tiên bước vào vòng thi Về đích. Cậu lựa chọn gói 3 câu 20 điểm.

Nam sinh Thái Bình trả lời đúng câu hỏi đầu tiên, không thành công với ngôi sao hy vọng ở cơ hội thứ 2 và chưa giành điểm ở câu cuối cùng. Chàng trai bảo toàn số điểm 175.

Với tinh thần chơi hết mình, Nguyên Sơn lựa chọn gói 20, 30 và 20 điểm. Cậu rút ngắn khoảng cách điểm số với người dẫn đầu chỉ còn 5 điểm nhờ tận dụng tốt ngôi sao hy vọng ở câu hỏi cuối cùng.

Về phần Anh Đức, khi lựa chọn gói câu hỏi 20, 30 và 30, cậu không thành công ở cả 3 cơ hội. Chàng trai còn lại 75 điểm. Nguyên Sơn nhấn chuông giành quyền cướp điểm của bạn chơi nhưng không đưa ra đáp án đúng. Do đó, nam sinh Hà Nội có 155 điểm.

Chung ket Olympia 2022 anh 3
Phần thi Về địch làm khó các thí sinh. Ảnh: Phạm Thắng.

MC trẻ nhất dẫn trận chung kết

Đây là trận chung kết đầu tiên MC Khánh Vy dẫn chương trình. Cô gắn bó với Olympia từ năm 22 và dẫn đôi cùng MC Ngọc Huy.

Trong số 4 nhà leo núi, Nguyên Vũ là học sinh duy nhất không đến từ trường chuyên. Cậu cũng là học sinh đầu tiên đưa cầu truyền hình về tỉnh Thái Bình.

Nam sinh từng được mệnh danh là “vua tốc độ” khi giành tối đa 160 điểm ở phần thi Tăng tốc. Cậu là học sinh duy nhất giữ kỷ lục này của năm 22 tính đến hiện tại.

Chung ket Olympia 2022 anh 7
Chung ket Olympia 2022 anh 6
Chung ket Olympia 2022 anh 5
Chung ket Olympia 2022 anh 4
4 thí sinh tranh tài ở trận chung kết Olympia năm 22. Ảnh: Phạm Thắng.

Tính tới thời điểm này, mặc dù không phải chương trình trò chơi truyền hình đầu tiên trên VTV3, Đường lên đỉnh Olympia là game show có tuổi đời dài nhất hiện còn phát sóng.

Mỗi năm, 144 học sinh dự thi Olympia nhưng chỉ có 4 người tranh tài ở trận chung kết (năm thứ 9 là ngoại lệ khi có 5 thí sinh). Do vậy, tính đến năm 22, có 49 người đạt thành tích này, trong đó có 12 cô gái.

Tỷ lệ nhà vô địch nữ là 4/22 (chung kết O22 có 4 nhà leo núi đều là nam). Trong lịch sử, chưa có trận chung kết nào có toàn nữ góp mặt.

Nhà leo núi giành chiến thắng sẽ nhận được học bổng 40.000 USD, người về nhì và ba lần lượt có tiền thưởng 100 triệu đồng, 50 triệu đồng.

Vòng nguyệt quế năm nay được mạ vàng 24K, do nhà thiết kế Đỗ Vân Trí chế tác thủ công trong gần một tháng. Anh cũng là người thực hiện vòng nguyệt quế dành tặng cho quán quân các năm 2016 và 2019.

MC Khánh Vy lần đầu tiên dẫn chung kết Olympia. Ảnh: Phạm Thắng.

Theo Zingnews

Related Posts

Nữ tỷ phú “ngoi” lên từ đáy xã hội, biến rác thành “vàng”: Xuất thân có thể tầm thường nhưng năng lực phải phi thường, giàu hay nghèo không phải tại số

Bà Zhang Yin xuất phát điểm từ tầng lớp thấp, có thể nói là dưới “đáy xã hội”. Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng gắn liền…

“Vua đạo nhái” Trung Quốc: Copy 3 mô hình startup của Mỹ khởi nghiệp đều thành công, trở thành tỷ phú USD mặc người đời chê “lười biếng”

“Vua đạo nhái” Wang Xing khẳng định “sáng tạo không quan trọng, quan trọng là sao chép thông minh”. Doanh nhân Wang Xing là nhà sáng lập…

Hành trình lập nghiệp của Shark Lê Hùng Anh: Cậu bé phụ hồ khởi nghiệp nhờ xem phim Hàn, từng 7 lần thất bại, 35 tuổi đã có 13 năm điều hành tập đoàn đa quốc gia

Để có được thành công như ngày hôm nay Shark Lê Hùng Anh từng thất bại 7 lần. Đằng sau ý tưởng khởi nghiệp của ông đến…

Sếp FPT Đỗ Cao Bảo: Rất nhiều người Việt khởi nghiệp thất bại vì đều muốn làm ông chủ, làm giám đốc

Nhiều người Việt đang hiểu sai về bản chất của khởi nghiệp, mong muốn trở nên giàu có kiếm thật nhiều tiền, để mình thành giám đốc, làm…

Chân dung người “con nuôi” thừa kế đế chế LG hàng trăm tỷ USD: Chuẩn con nhà người ta, phá vỡ quy tắc để kết hôn với “thường dân”

Các Chaebol ở Hàn Quốc vẫn giữ vững truyền thống cha truyền con nối, LG một trong 5 Chaebol lớn nhất của Hàn không phải là ngoại…

Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương: Nếu đủ hết các nguồn lực mà không có tâm thì cũng sẽ thất bại, hãy làm đúng, làm thật ngay từ đầu

Chủ tịch THACO Trần Bá Dương từng nêu quan điểm: “Hãy làm đúng, làm thật ngay từ đầu, có tâm trước, sống với nghề, làm từ nhỏ…