Chủ nhân của lâu đài Thành Thắng dát vàng lên tới 1000 tủ đồng là ông Đỗ Văn Tiến (52 tuổi) – một doanh nhân ở Ninh Bình. Được biết, ông chính là đại gia giàu có, sở hữu công ty doanh thu cao nhất ngành xi măng Việt Nam.
Lâu đài Thành Thắng từ lâu đã nổi danh là cung điện nguy nga bậc nhất Ninh Bình được biết đến là toà nhà cao nhất Đông Nam Á với chiều cao của tổng thể bên ngoài bằng một tòa nhà 18 tầng và tổng diện tích mặt sàn là 15.000 m2.
Được biết, lâu đài Thành Thắng là của ông Đỗ Văn Tiến – một doanh nhân ở Ninh Bình trong lĩnh vực sản xuất xi măng. Lâu đài mang tên là Thành Thắng vì chủ nhân vốn có hai người con trai tên là Thành và Thắng.




Năm 2016, ông Đỗ Văn Tiến gây chú ý dư luận khi khởi công xây dựng hòa lâu đài sinh đôi vô cùng xa hoa và hoành tráng tại Gia Viễn (Nình Bình). Theo đó khuôn viên lâu đài rộng 10.00m2; mặt sàn khoảng 2.000m2, trong đó mặt tiền dài khoảng 60m ngay sát quốc lộ 1.
Tòa lâu đài dát vàng của vị đại gia Ninh Bình.

Tòa lâu đài có 2 cổng ra vào, đồi cây trị giá hàng tỷ đồng. Ngoài cổng là hai con voi đá ở hai bên đứng chầu thể hiện sự uy vũ, quyền lực. Toàn bộ vỉa hè được ông Tiến lát đá. Trên cùng là mái vòm, dưới cùng là tầng âm được chia thành ba khu chính: một ga ra chính rộng 700m2 đủ sức chứa khoảng 30 xe, một ga ra phụ rộng 50m2 đủ sức chứa khoảng 20 xe, một phòng nghe nhạc rộng khoảng 600 – 700m2 với đủ bộ sân khấu.
Được biết, riêng phần xây thô trị giá khoảng 300 – 400 tỷ đồng nhưng chưa là gì so với phần nội thất sang trọng. Khác với hầu hết lâu đài chỉ có sơn, tòa lâu đài có nhiều phần được ốp đá Tây Ba Nha. Đặc biệt nội thất trang trí bên trong theo phong cách châu Âu vô cùng đắt đỏ, xa hoa. Và để hoàn thành tòa nhà, ông Tiến đã thuê nhiều kiến trúc sư, kỹ sư có tiếng miệt mài làm việc trong suốt 3 năm.

Một góc của tòa lâu đài rộng lớn.

Chia sẻ lý do xây dựng tòa lâu đài dát vàng, ông Đỗ Văn Tiến từng tiết lộ: “Công trình này được xây dựng để thỏa đam mê về kiến trúc của tôi, không phải phô trương gì. Đây cũng là nơi để gia đình có một cuộc sống thoải mái, luôn rộng mở tâm trí để có thể làm việc hiệu quả”.
Còn lãnh đạo UBND xã nơi gia đình vị đại gia xây dựng tòa lâu đài chia sẻ trên báo chí: “Anh Tiến xin giấy tờ, giấy phép đầy đủ. Đó là đất thổ cư mà anh Tiến đã đấu giá, đất này đã được đấu giá 2 lần với hơn 1ha và được phép xây dựng nhà ở. Anh Tiến xây theo đúng quy định, được cấp phép, xây trên đất ở”.
Ngoài tòa lâu đài trị giá hàng trăm tỷ đồng, doanh nhân đất cô đô còn sở hữu khách sạn 16 tầng, một căn nhà lớn đang cho thuê và nhiều bất động sản khác.


Bên trong tòa lâu đài được thiết kế theo phong cách châu Âu.

Nội thất bên trong cũng vô cùng đắt đỏ.



Nhiều chi tiết trong tòa lâu đài thể hiện sự quyền uy và giàu có của gia chủ như trần dát vàng, phòng nghe nhạc chứa được 300 kháп giả.
Đáпg nói, toà cung điện này có đến gần 20 phòng ngủ, đều lộng lẫy và xa hoa không khác gì của vua chúa, trong khi chỉ có 4 người ở, còn lại là giúp việc và bảo vệ. Nếu vào trong cung điện Thành Thắng mà không có bản đồ thì rất dễ bị lạc.
Ngoài ra, lâu đài còn nhiều không gian khác như phòng ăn lớn chứa hơn 20 ɴgườι, phòng karaoke, phòng xem phim, thư viện… và một không gian ấn tượng là phòng thờ, đây được coi là phòng thờ lớn nhất trong một công trình nhà ở tại Việt Nam.

Hệ sinh thái Thành Thắng Group có hạt nhân là CTCP Đầu tư Thành Thắng Group (Đầu tư Thành Thắng), được tɦàɴh lập vào tháпg 8/2005, có hoạt độпg chính trong lĩnh vực khai thác và chế biến vật liệu xây dựng, hiện đang mở rộng hoạt độпg trên nhiều lĩnh vực khác như: Kinh doanh thương mại, dịch vụ khách sạn, cầu cảng, …
Thành Thắng Group nằm trong số các công ty có doanh thu cao nhất ngành xi măng Việt Nam.
Năm 2019, doanh nghiệp này thu về hơn 3.200 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 46%; biên lãi gộp được cải thiện từ 20% lên 27%. Việc đầu tư mới khiến Xi măng Thành Thắng lỗ 60 tỷ đồng năm 2017, lỗ nặng 261 tỷ đồng năm 2018, nhưng năm 2019 đã có lãi 5 tỷ đồng.
Theo Chuyendong24h.life