Chân dung một kẻ chắc chắn thất bại: Luôn thỏa hiệp với bản thân, bị động trong cuộc sống

Người thất bại vì lối sống tùy ý, thỏa hiệp; Người thành công nhờ năng lực kiểm soát thói quen; Người ưu tú dựa vào kỷ luật tự giác luyện thành: Bạn là ai?

Người luôn thỏa hiệp với bản thân là người thường tự nuông chiều “cái tôi” của mình, dễ hài lòng với mọi thứ. Những tính từ như chủ động, tích cực, tiên phong… thật xa lạ với họ.

Và trong đám đông ngoài kia, rất dễ nhận ra những người như thế, bởi từ họ luôn phát ra một thứ tín hiệu tiêu cực. Tự thoả hiệp với bản thân, tự nguỵ biện cho sự lười biếng của mình là cách tốt nhất để giúp bạn thụt lùi mỗi ngày.

Sự công bằng duy nhất diễn ra trên đời đó là ai cũng chỉ có 24 tiếng/ ngày, ai cũng có chỉ một cuộc đời để sống. Xuất phát điểm của chúng ta là như nhau. Vì thế, cuộc sống chúng ta đi về đâu là do những chọn lựa. Có những người lựa chọn sự an nhàn trong công việc, “đặt đâu ngồi đấy”.

Ngược lại có những người nỗ lực để được nhận vào 1 vị trí tốt, phù hợp với chuyên ngành cũng như năng lực của mình. Bạn có thể thắc mắc tại sao lại phải khổ đến thế, sao không dễ dàng chấp nhận mọi việc như bây giờ.

Hãy luôn nhớ rằng, thành công chỉ đến với những người tha thiết cần nó. Nếu cứ bị động bạn sẽ không thể đứng yên được mãi, bạn sẽ sớm bị đào thải.

Ranh giới giữa người thành công và người thất bại đôi khi thật đơn giản. Người thành công luôn thể hiện sự chuyên nghiệp của mình, quan tâm đến từng chi tiết nhỏ, và không bao giờ bị động trong công việc.

Vậy làm thế nào để phát triển sự chủ động trong công việc?

Một kỹ năng bất kỳ đều có thể học được nếu bạn dành cho nó sự chú ý đúng mức. Chủ động trong công việc cũng vậy và bạn có thể làm theo các bước sau:

1. PHÁT TRIỂN MỘT KẾ HOẠCH NGHỀ NGHIỆP

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một kế hoạch nghề nghiệp dài hạn tăng tính chủ động hơn. Những người biết họ muốn gì và nơi họ muốn đi thường chủ động hơn trong công việc.

Ngoài ra hãy chắc chắn rằng bạn hiểu được công việc của mình, của đội nhóm, và mục đích của tổ chức để biết mình cần đạt được gì. Một khi biết những gì bạn muốn đạt được, hãy liên kết các mục tiêu nghề nghiệp với mục tiêu cá nhân, từ đó bạn sẽ có một hướng đi rõ ràng.

2. XÂY DỰNG SỰ TỰ TIN

Bạn cần sự can đảm và cảm xúc mạnh mẽ để thể hiện sự chủ động, đặc biệt nếu bạn lo sợ rằng mọi người có thể không đồng ý với hành động hoặc lời đề nghị của mình.

Ví dụ, thiết lập những mục tiêu nhỏ để bạn có thể đạt được một số chiến thắng nhanh chóng. Điều này sẽ không chỉ giúp bạn xây dựng sự tự tin, mà còn giúp bạn xây dựng sự can đảm để thực hiện những điều lớn hơn, nhiệm vụ lớn hơn cho sau này.

3. THẤY ĐƯỢC CƠ HỘI VÀ TIỀM NĂNG TĂNG TRƯỞNG

Những người chủ động trong công việc thường làm việc bằng cách quan sát hành động, cơ hội mà đồng nghiệp hay các nhà lãnh đạo của họ không nhìn thấy. Họ tò mò về tổ chức hoạt động ra sao và họ giữ tâm trí mở cho những ý tưởng và khả năng mới.

Bạn nên luôn luôn có một góc nhìn có thể mang lại sự tăng trưởng cho tổ chức của mình. Để thấy được cơ hội và tiềm năng tăng trưởng, hãy xem xét giai đoạn tìm kiếm vấn đề dưới đây của quá trình Simplex.

Khách hàng (trong và ngoài) muốn chúng ta cải thiện cái gì? Họ sẽ làm gì tốt hơn nếu chúng ta giúp họ? Chúng ta có thể cải thiện chất lượng bằng cách nào? Chúng ta có các vấn đề nhỏ nào mà có thể phát sinh thành vấn đề lớn?

Việc gì chúng ta thường làm chậm hoặc khó làm? Việc gì chúng ta thường không đạt được? Điểm nào chúng ta còn tắc nghẽn? Điều gì khiến mọi người bực bội và khó chịu trong nhóm? Xem xét những điều này thường xuyên và khi mọi thứ đi sai hướng, hãy nghĩ cách đưa chúng về với quỹ đạo.

4. KIỂM TRA Ý TƯỞNG CỦA BẠN

Tưởng tượng rằng bạn có một ý tưởng đột phá trong quá trình phát triển dịch vụ để phục vụ khách hàng. Trước khi tiến thẳng tới chỗ sếp với ý tưởng đó, hãy dừng lại và suy nghĩ về các chi phí và rủi ro liên quan tới ý tưởng.

Trường hợp chi phí của dự án và hậu quả của một sai sót nhỏ, hãy tiến tới và đề nghị với sếp.

Trường hợp rủi ro hoặc các chi phí cao hơn, hãy chuẩn bị các phương án phòng bị và xin phép trước khi bắt đầu.

Bạn đã cho thấy sự chủ động trong công việc bằng cách đưa ra giải pháp. Hãy chắc chắn rằng bạn theo đuổi nó bằng cách làm việc theo ý tưởng của bạn. Bạn càng nghiên cứu và xem xét ý tưởng kỹ càng, bạn càng có cơ hội thành công.

5. PHÁT TRIỂN SỰ KIÊN TRÌ

Sự kiên trì là nghệ thuật tiến về phía trước, ngay cả khi bạn gặp khó khăn. Những người cho thấy sự chủ động trong công việc thường gặp phải những khó khăn và trở ngại trên đường đi, vì thế sự kiên trì là điều cần thiết nếu bạn muốn đạt được những gì đã đặt ra.

Bạn sẽ thấy mọi thứ dễ dàng hơn nhiều nếu biết quản lý sự thay đổi hiệu quả – điều này thường tạo nên sự khác biệt giữa thành công và thất bại cho một dự án. Nó cũng hữu ích cho việc học cách đóng mở tâm trí của bạn, mọi người có thể đã có những ý tưởng về chủ đề từ trước khi bạn định trình bày nó.

6. TÌM SỰ CÂN BẰNG

Trong khi điều quan trọng là chủ động, thì điều quan trọng hơn là cách sử dụng nó.

Ví dụ, bạn có thể đã làm việc với một người đồng nghiệp “cực kỳ hăng máu” về mọi ý tưởng. Ông đã liên tục thúc đẩy đội nhóm và sếp để dẫn dắt các dự án tiếp theo hoặc thực hiện ý tưởng mới.

Tuy nhiên, anh ấy cũng có một số ý tưởng ngây ngô, sự kiên trì trong chủ động thường vượt giới hạn để tiến lên phía trước, và có lẽ đội nhóm cảm thấy rằng anh ta “hối thúc” quá nhiều tại một thời điểm khi các thành viên khác trong nhóm đã bị quá tải.

Đây là lý do tại sao bạn nên tìm hiểu kỹ thuật ra quyết định. Bạn càng nâng cao những kỹ năng này, bạn sẽ đánh giá được tốt hơn một ý tưởng là tốt hay không tốt.

Theo Trí thức trẻ

Related Posts

Nữ tỷ phú “ngoi” lên từ đáy xã hội, biến rác thành “vàng”: Xuất thân có thể tầm thường nhưng năng lực phải phi thường, giàu hay nghèo không phải tại số

Bà Zhang Yin xuất phát điểm từ tầng lớp thấp, có thể nói là dưới “đáy xã hội”. Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng gắn liền…

“Vua đạo nhái” Trung Quốc: Copy 3 mô hình startup của Mỹ khởi nghiệp đều thành công, trở thành tỷ phú USD mặc người đời chê “lười biếng”

“Vua đạo nhái” Wang Xing khẳng định “sáng tạo không quan trọng, quan trọng là sao chép thông minh”. Doanh nhân Wang Xing là nhà sáng lập…

Hành trình lập nghiệp của Shark Lê Hùng Anh: Cậu bé phụ hồ khởi nghiệp nhờ xem phim Hàn, từng 7 lần thất bại, 35 tuổi đã có 13 năm điều hành tập đoàn đa quốc gia

Để có được thành công như ngày hôm nay Shark Lê Hùng Anh từng thất bại 7 lần. Đằng sau ý tưởng khởi nghiệp của ông đến…

Sếp FPT Đỗ Cao Bảo: Rất nhiều người Việt khởi nghiệp thất bại vì đều muốn làm ông chủ, làm giám đốc

Nhiều người Việt đang hiểu sai về bản chất của khởi nghiệp, mong muốn trở nên giàu có kiếm thật nhiều tiền, để mình thành giám đốc, làm…

Chân dung người “con nuôi” thừa kế đế chế LG hàng trăm tỷ USD: Chuẩn con nhà người ta, phá vỡ quy tắc để kết hôn với “thường dân”

Các Chaebol ở Hàn Quốc vẫn giữ vững truyền thống cha truyền con nối, LG một trong 5 Chaebol lớn nhất của Hàn không phải là ngoại…

Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương: Nếu đủ hết các nguồn lực mà không có tâm thì cũng sẽ thất bại, hãy làm đúng, làm thật ngay từ đầu

Chủ tịch THACO Trần Bá Dương từng nêu quan điểm: “Hãy làm đúng, làm thật ngay từ đầu, có tâm trước, sống với nghề, làm từ nhỏ…